Tên tiếng Hán: 燈草
Tên dùng trong đơn thuốc: Đăng thảo, Đăng tâm, Đăng tâm thảo, Chu đăng tâm, Đăng thảo hôi. (Cỏ bấc đèn đốt thành tro)
Phần cho vào thuốc: Ruột trong cỏ bấc đèn,
Bào chế: Phơi khô, nên cắt thành từng đoạn, buộc lại, hoặc trộn với bột Chu sa, hoặc đốt thành than tồn tính để dùng (đốt cháy thành than nhưng không thành gio)
Tính vị quy kinh: Đăng tâm thảo vị ngọt đạm tính hàn. vào ba kinh tâm, phế, tiểu tràng.
Công dụng: Lợi đường tiểu tiện, thanh tâm nhiệt.
Chủ trị:
- Đăng thảo vị nhạt (đạm), nhạt có thể phân tiêu, chữa đi đái buốt ngọc hành đau và bí tiểu tiện.
- Đăng thảo chất nhẹ tính hàn, có thể dẫn nhiệt khí đi xuống rồi theo tiểu tràng mà ra ngoài, Tiểu tràng là phủ của tâm, cho nên cũng trừ được nhiệt ở tâm kinh, an tâm thần, chữa hay nằm mê nằm mộng, ít ngủ đồng thời chữa trẻ thơ hay khóc về đêm (dạ đề). Bên ngoài dùng thổivào họng khỏi đau.
Ứng dụng và phân biệt:
- Sức thông lợi tiểu tiện của Đăng thảo yếu hơn Thông thảo, cho nên nói chung khi lợi thủy phần nhiều dùng Thông thảo, khi thanh tâm nhiệt phần nhiều dùng Đăng thảo.
- Vị Đăng thảo nhẹ, đạm, một số người cho là sức mỏng manh và bỏ qua coi thường, chứ biết đâu nhẹ có thể trừ bỏ được thực, đạm chủ về thấm hút, dẫn nhiệt ô tâm phế từ trên đi xuống thông lợi thủy đạo, vận chuyển xuống bàng quang. Hiệu lực thật là độc đáo.
Kiêng kỵ: Tuy sức thông lợi của Đăng thảo mỏng manh yếu, nhưng người thể hư trúng hàn, tiểu tiện không kìm được cũng không nên uống
Liều lượng: Ba phân đến năm phân hoặc hai chét (gọi là hai chét hay con cũng được)
Bài thuốc ví dụ: Chữa cả đêm không chợp mắt được, khó ngủ (Tập giản phương).
Đăng thảo nấu nước uống thay chè là ngủ được.