Vị thuốc ĐẠI PHÚC BÌ (Vỏ quả cau già)

 Tên tiếng Hán: 大腹皮

Tên gọi trong đơn thuốc: Đại phúc bì, Đại phục bì, Đại phúc nhung, Đại phúc mao.

Phần cho vào thuốc: Vỏ quả cau.

Bào chế: Dùng con lăn hãy chày giã nghiền cho vỏ cứng quả cau giập nát mềm (như nhung), bỏ hết đất và tạp chất, cắt ngắn dùng.

Tính vị quy kinh: Đại phúc bì vị cay, tính hơi ôn. Vào hai kinh tỳ, vị.

Công dụng: Hành thủy, hạ khí.

Chủ trị:

  1. Chữa thủy thũng ở bì phu, vùng bụng và rốn bí kết đầy trướng.
  2. Vị phúc bì hay đi, thông lợi được khí trệ ở tràng vị, chữa trướng khí (sơn lam trướng khí) ở trung tiêu hoặc thấp trọc ứ đọng lại ở tràng vị.

Ứng dụng và phân biệt: binh lang (hạt cau già) nặng, tính mạnh, sức phá khí rất nhanh, tả nước đình trệ có hình khối trong bụng. Đại phúc bì (vỏ quả cau già) nhẹ nổi, tính hoãn, sức hạ khí tương đối mạnh, bài tiết nước đình trệ khắp vùng da bụng.

Kiêng kỵ: Những người hư nhược mà không có khí trệ thì cấm dùng.

Liều lượng: Một đồng cân rưỡi đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Ngũ bì ẩm (Đạm Lỉêu phương) chữa đầy trướng thuộc bệnh thủy, khí nghịch lên suyễn thở gấp hoặc sưng phù từ ngang lưng trở xuống.

Đại phúc bì, Phục linh bì, Ngũ gia bì, Trần Quảng bì, Đạm khương bì, mỗi lần uống, lấy nước sôi ngâm cho ra nước cốt, uống nóng.

Tham khảo: Đại phúc bì tức là vỏ ngoài của quả cau. Khi cho vào thuốc sắc lấy lụa bọc lại hoặc lấy dây quấn chặt để tránh lông lẫn trong thuốc khi uống đâm vào cổ họng.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply