Tên tiếng Hán: 薏苡
Tên dùng trong đơn thuốc: Ý dĩ nhân, dĩ nhân, dĩ mễ, sinh dĩ nhân, hạt bo bo, sao Dĩ nhân, sinh thục Dĩ nhân.
Phần cho vào thuốc: hạt nhân khô ráo.
Bào chế: Dùng sống hoặc cho cám vào sao hơi vàng, sàng bỏ cám, để nguội sử dụng.
Tính vị quy kinh: Ý dĩ nhân vị ngọt, đạm, tính hơi hàn. Vào ba kinh phế, vị, tỳ.
Công dụng: Kiện tỳ trừ thấp, thống thủy tiêu mủ.
Chủ trị:
- Làm dày tràng vị, chỉ tả (cầm ỉa chảy) trừ thấp trọc (thùy thấp đục) chữa thấp ôn và thấp tý (tê).
- Tiêu nước trừ mù, chữa phế ung (ung nhọt trong phế) tràng ung, và thùy thũng.
Ứng dụng và phân biệt:
- Ý dĩ nhân dùng sao có thể kiện tỳ hóa thấp; dùng sống có thể bổ tỳ thấm thấp nhiệt, tiêu mủ và đờm hôi thối đồng thời có thể thông thủy, tiêu thủy thũng và chỉ tả.
- Ý dĩ nhân trừ thấp hành thủy, tính rất hòa bình, người không có bệnh nấu lên ăn cũng tốt.
Kiêng kỵ: Người không có thấp nhiệt không có mủ thì kiêng dùng.
Liều Iượng: ba đồng cân đến một lạng.
Bài thuốc ví dụ: Bài Ý dĩ phụ tử bại tương tán (Kim quỹ yếu lược phương) chữa tràng ung (ung nhọt trong ruột)
Ý dĩ, Phụ tử, Bại tương, cả ba vị cùng tán bột, cho nước vào sắc lấy một nửa, uống một lần.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam