Tên tiếng Hán: 紫石英中药材
Tên dùng trong đơn thuốc: Tử thạch anh.
Bào chế: Nếu làm thuốc viên hoặc tán bột thì nung qua lửa, tôi dấm bảy lần, tán nhỏ, phi qua nước (thủy phi) phơi khô dùng.
Tính vị quy kinh: Tử thạch anh vị ngọt, cay, tính ôn. Vào ba kinh: tâm, can, tâm bào.
Công dụng: Ổn định huyết, trấn yên khí bốc lên.
Chủ trị: Chữa huyết hải của đàn bà ( huyết hải = 1 mạch Xung, 2 can tạng, 3 tên huyệt. Huyết hải còn gọi là huyệt thất N.D.) hư hàn không chữa được, và tính dục yếu không chửa được.
Ứng đung và phân biệt:
1- Tử thạch anh màu tía có thể vào được phần huyết, thể trọng có thể đạt tới hạ tiêu, tính ấm mà bổ, đối với người huyết hải bị hư hàn dùng vị thuốc này là rất hợp.
2- Thạch anh có chia ra năm màu. Nhưng trên lâm sàng người ta thường dùng Tử thạch anh.
Kiêng kỵ: Nếu người âm hư hỏa vượng mà tử cung không hư hàn thì cấm dùng.
Liều lượng: Hai đồng cân đến năm đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Tử Thạch anh hoàn (Loại chứng phổ tế bản sự phương) chữa kinh nguyệt khi thấy nhiều, khí thấy ít, hoặc thấy sớm hoặc thấy muộn hay đau bụng.
Tử thạch anh, Xuyên ô đầu, Xuyên đỗ trọng, Vũ dư lương, Viễn chí nhục, Trạch tả, Tang ký sính, Quế tâm, Long cốt, Đương quy, Nhân sâm, Nhục thung dung, Thạch hộc, Can khương, Ngũ vị tử, Trích cam thảo, Mẫu lệ, Xuyên tiêu, tất cả cùng tán bột, luyện với mật làm viên như hạt ngô, mỗi lần uống với nước cơm vào trước bữa ăn.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam