vị thuốc THẠCH HỘC

Tên tiếng Hán: 石斛

Tên dùng trong đơn thuốc: Thạch hộc, Kim thạch hộc, Kim thoa thạch hộc, Nguyên thạch hộc, Biển thạch hộc, Tiên thạch hộc, Thiết bì thạch hộc (loại Thạch hộc màu xám) Xuyên thạch hộc, Hoắc sơn thạch hộc.

Phần cho vào thuốc: Thân cọng.

Bào chế: Loại còn tươi bỏ rễ, cho vào thuốc sắc. Loại khô, rửa sạch thái vụn để dùng.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào ba kinh phế, vị thận.

Công dụng: Thạch hộc sinh tân dịch, bổ dưỡng dịch của vị.

Bán Thạch hộc chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa chất lưỡi đỏ miệng khô không có nước bọt, vị nhiệt, háo khát nước và phế hư ho khan không có đờm.

Ứng dụng và phân biệt: Thạch hộc khô như Kim thạch hộc, Kim thoa thạch hộc thanh nhiệt ở vị, nuôi chân âm của vị rất tốt. Thạch hộc tươi như Tiến thạch hộc, Thiết bì thạch hộc thì sức thanh nhiệt sinh tân dịch mạnh hơn. Sức dưỡng vị âm sinh tân dịch của Xuyên thạch hộc không lớn có thể dùng chữa tà nhiệt nặng, tân dịch hơi tổn thương. Giá trị của Hoắc Sơn Thanh hộc tương đối đắt, rất thích hợp với người già cơ thể hư, thiếu dịch vị, nhưng không thích hợp với người quá hàn

Liều lượng: 2 đồng cân đến 4 đồng cân, nếu là tươi thì tăng gấp đôi, thậm chí một lạng.

Kiêng kỵ: Nếu hư mà không có nhiệt, tân dịch chưa tổn thương thì cấm dùng.

Bài thuốc ví dụ: Bài Thạch hộc thanh vị thang (Trương thị y thông phương) chữa sau khi ốm nhiệt ủng tắc, nôn ọe không ăn được.

Thạch hộc, Phục linh, Quất bì, Chỉ sác, Biển đậu, Hoắc hương, Đơn bì, Xích thược, Cam thảo cùng tán nhỏ, cho nước vào sắc lên uống.

Tham khảo: Vị thuốc này nhiều dịch, chuyên chữa vị (dạ dày) có hư hỏa, hư nhiệt dẫn đến tổn thương tân địch, mất tân dịch, Người có thực tà mà dùng chỉ tổ giữ bệnh lại, càng giúp cho tà mạnh

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply