Tên tiếng Hán: 玄參
Tên dùng trong đơn thuốc: Huyền sâm, Nguyên sâm, Đại nguyên, sâm, Hắc nguyên Sâm, Nhuận nguyên sâm. (Tiếng Quảng đông Trung Quốc gọi Huyền là “duỳn”, và nguyên cũng là “duỳn” trường hợp này đồng âm dị tự N.D.)
Phần cho vào thuốc: Củ.
Bào chế: Cho vào ang hấp rồi phơi khổ để dùng, hoặc thái phiến phơi khô dùng sống,
Tính vị quy kinh: Vị đắng, mặn, tính hơi hàn, Vào hai kinh phế, thận.
Công dụng: Thanh hỏa ở thận (thận hỏa), tư bổ dịch của chân âm (âm dịch).
Chủ trị: Huyền sâm chữa âm hư họng trắng, loét tấy đau, độc ôn dịch ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt bứt rứt ở thượng tiêu.
Ứng dụng và phân biệt: Địa hoàng và Huyền sâm, công hiệu cùng bổ thận, nhưng Địa hoàng vị kiêm ngọt, Huyền sâm vị kiêm đắng. Huyền sâm thiên về dẹp hỏa, bốc lên (phù du) ở thượng tiêu, khiến cho tạm thời ổn định, Địa hoàng thiên về tư bổ thận.
Kiêng kỵ: Âm hư mà không có nhiệt hoặc âm hư lại đi ỉa chảy thì kiêng dùng.
Liều lượng: 1,5 đồng cân đến một lạng
Bài thuốc ví dụ: Bài Huyền sâm tán (Loại chứng phổ tế bản sự phương), chữa đau lưỡi gà ăn không nuốt được.
Huyền sâm, Thăng ma, Xạ can, Đại hoàng, Cam thảo, tán nhỏ cho nước vào sắc lên, luôn ngậm và nuốt nước
Tham khảo: Chữa thận hư có phân biệt bổ dương, tư âm: Chân dương của thận (thận dương) hư nên ôn bổ. Chân âm của thận (thận âm) hư nên bổ mát (lương bổ).
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam