Tên tiếng Hán: 芡實
Tên dùng trong đơn thuốc: Khiếm thực, Khiếm thực mễ, Đại Khiếm thực, Kê đầu thực, Khiếm nhân.
Phần cho vào thuốc: Hạt (dạng như hạt sen nhỏ vỡ)
Bào chế: Rửa sạch phơi khô, dùng sống hoặc sao lên dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, sáp tính bình. Vào hai kinh, tỳ, vị, kiêm vào hai kinh tâm, thận.
Công dụng: Bổ tỳ thận, bền tinh tủy.

Bán Khiếm thực hất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ
Chủ trị: Khiếm thực chữa ra khí hư (bạch đới), di tinh, tiểu tiện đi nhiều không ghìm được, cùng các chứng lưng đầu gối đau, hư nhược.
Ứng dụng và phân biệt: Hoàng Cung Tú nói: “Khiếm thực bổ tỳ như thế nào, lấy cái cớ vị ngọt của nó. Khiếm thực cố thận như thế nào, lấy cái cớ vị sáp của nó. Công hiệu tương tự với Sơn dược, song vị ngọt của Sơn dược vốn nhiều hơn Khiếm thực, còn vị sáp của Khiếm thực lại hay hơn Sơn dược. Vả lại Sơn dược kiêm bổ phế âm, còn Khiếm thực thì chỉ ở tỳ thận mà không tới được phế, Tuy Khiếm thực có thể bình bổ tỳ thận song sức chậm, cho nêm phải dùng nhiều uống lâu mới thấy được công hiệu”.
Kiêng kỵ: Đại, tiểu tiện không lợi thì chớ dùng.
Liều lượng: 3 đồng cân đến 5 đồng cân
Bài thuốc ví dụ: Bài Thủy lục nhị Tiên đơn (Nghiệm phương) chữa di tinh bạch trọc.
Khiếm thực, Kim anh tử, trước hết giã nát Khiếm thực phơi khô, rồi lại giã nhỏ rây lấy bột, trộn với cao Kim anh làm viên.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam