Vị thuốc BẠCH BIỂN ĐẬU

Tên tiếng Hán: 白萹豆

Tên dùng trong đơn thuốc: Bạch biển đậu, Sao biển đậu, Biển đậu y (vỏ hạt biển đậu), biển đậu hoa.

Phần cho vào thuốc: Hạt và hoa.

Bào chế: Thường dùng hạt biển đậu vỏ cứng, để cả vỏ sao chín cho vào thuốc, cũng có khi ngâm nước bỏ vỏ dùng , hoặc sao với đất lòng bếp để dùng.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn. Vào hai kinh: tỳ, vị.

Công dụng: Hòa trung hóa thấp, thanh thử giải độc.

Bán Bạch biển đậu chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Chủ trị: Biển đậu cầm đi lỏng phân iả chảy, chữa ra khí hư, bạch trọc (đi đái có, cặn đục) và các chứng nôn mửa ỉa chảy do cảm nhiễm nóng, nắng.

Ứng dụng:

  1. Vị thuốc này ngọt, bổ được tỳ hòa vị mà không đầy trệ, tính lại hơi ôn, thơm, hóa thấp song không táo nóng. Bổ tỳ không đầy, hóa thấp không táo, đối với tỳ vị hư mà có thấp, hoặc sau khi ốm nặng dậy, bắt đầu cho uống thuốc bổ thì dùng vị này trước là thích hợp nhất, có thể điều dưỡng được chính khí mà không bị đầy ách.
  2. Biển đậu thiên về bổ tỳ vị, hoa biển đậu thiên về thanh thử tán tà, là vị thuốc hay dùng để giải thử (chống nắng).

Kiêng kỵ: Nếu tràng vị có trệ thì cấm dùng.

Liều lượng: 1,5 đồng cân đến 4 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Hương nhu ẩm (Thái bình huệ dàn hòa tễ cục phương) chữa mùa hè cảm nắng, nhức đầu phát nhiệt, sợ lạnh, phiền táo, khát nước, bụng không lành, đau bụng, miệng nôn trôn tháo.

Hương nhu, Hậu phác sao với nước gừng, Bạch biển đậu, Trích cam thảo, giã dập, sắc với nước, chia ra uống nóng nhiều lần.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply