Tên tiếng Hán: 茯神
Tên dùng trong đơn thuốc: Phục thần, Vân phục thần, Bão mộc phục thần, (phục thần ôm lõi cây), Chu sa bạn phục thần (Phục thần trộn Chu sa), Chu phục thần.
Phần cho vào thuốc: Lấy phần màu trắng có lõi trong củ Phục linh, sinh ra (củ Phục linh có lõi là củ Phục thần N.D.)
Bào chế: Rửa sạch, bỏ vỏ, thái phiến dùng.
Tính vị quy kinh: Phục thần vị ngọt, tính bình. Vào ba kinh tâm vị, thận.
Công dụng: Yên tâm, an thần.
Chủ tri: Chữa mất ngủ hồi hộp, tâm hư hay quên.
Ứng dụng và phân biệt:
- Phục thần hấp thụ được dư khí của rễ cây thông, dẫn được hư nhiệt đi xuống, giữ tạng, yên tâm, an thần, với Phục linh thấm thấp, Phục linh bì lợi thủy, tính thì giống nhau nhưng dùng thì khác.
- Phục thần mọc ôm rễ cây thông, vào kinh tâm, an thần. Phục linh mọc cách rễ cây thông, vào kinh tỳ thấm thấp.
Kiêng kỵ: Tâm có hỏa thì kiêng dùng.
Liều lượng: 3 đồng cân đến 4 đồng cân. ;
Bài thuốc ví dụ: Bài Phục thần hoàn (chứng trị chuẩn thằng phương) chữa tâm tạng phong hư, tâm hồi hộp, hay quên.
Phục thần, Nhân sâm, Mạch đông, Thục địa, Hoàng kỳ, Ý dĩ nhân, Bá tử nhân, Tê giác tiết (bột phôi cạo ra của sừng tê ngưu), Vân mẫu phấn, Long sỉ, Phòng phong, Hoàng cầm, các vị cùng tán nhỏ, trộn đều, luyện với mật làm viên to như hạt ngô, không kể giờ giấc, uống với nước cháo nóng.
Tham khảo: Phục thần thật thì lõi có khi ở bên cạnh, hoặc ở giữa củ, cũng không phải chỉ có một lõi.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam