Tên tiếng Hán: 麦门冬
Tên dùng trong đơn thuốc: Mạch đông, Mạch môn đông, Thốn đồng, Đại mạch đông, mạch đông trộn chu sa, mạch đông rút lõi (khư tâm Mạch đông), Mạch đông còn lõi (đới tâm mạch đông)
Phần cho vào thuốc: Củ.
Bào chế: Dấp nước sôi cho ướt mềm, rút bỏ lõi, hoặc không bỏ lõi, hoặc bổ ra mà dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Vào ba kinh tâm, phế, vị,
Công dụng: Nhuận phế thanh tâm, dưỡng vị sinh tân dịch (nước bọt).
Chủ trị: Mạch môn đông chữa ho thổ ra huyết, miệng khô, ráo, khát nước, và đại tiện táo bón của người già và sau khi ốm dậy.
Ứng dụng và phân biệt:
Mạch đông và Thiên đông cùng giống nhau, Mạch đông không nây to và nhiều chất nhờn bổ bằng Thiên đông, vì vậy hiệu lực tư âm dùng Thiên đông là tốt hơn. Song Mạch đông bỏ âm mà không dính nhầy còn có thể bổ dưỡng chân âm của vị, điều này Thiên đông không sánh kịp.
Kiêng kỵ: Cứ phế vị có tà nhiệt nung náu ở trong thì cấm dùng.
Liều lượng: 2 đồng đến 5 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Mạch môn đông thang (Kim quỹ yếu lược phương) chữa hỏa nghịch khí bốc lên, cổ họng vướng khó nuốt.
Mạch môn đông, Bán hạ, Nhân sâm, Cam thảo, Cánh mễ (gạo tẻ hay gạo tám N.D), Đại táo, cho nước vào sắc, bỏ bã, chia ra uống ấm, ngày uống ba lần, đêm uống một lần.
Tham khảo: Vị thuốc này thanh dưỡng âm của phế vị, nên phần nhiều bỏ lõi khi sử dụng, nếu chuyên về thanh tâm hỏa mà tư âm thì phần nhiều cứ để cả lõi khi sử dụng.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam