Vị thuốc MÃ TIỀN TỬ (Hột Mã tiền)

Tên tiếng Hán: 马钱子

Tên dùng trong đơn thuốc: Phiên mộc miết, Mã tiền tử (chữ tiền ở đây là Trước), Mã tiền tử (chữ tiền ở đây là đồng tiền).

Phần cho vào thuốc: Hột.

Bào chế: Dùng sống, mài lấy nước cốt để dùng, chích (nướng) lên để dùng.

Tính vị quy kinh: Mã tiền vị ngọt, tính ôn, có độc. Vào hai Kinh can, tỳ.

Công dụng: Truy đuổi phong độc, tiêu sưng kết tụ.

Chủ trị: Co quắp đau đớn, sưng đau, bí kết hòn cục.

Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này có hai loại: Thổ và phiên. Thổ miết có vỏ Phiên miết không có vỏ. Gọi là Mộc miết, gọi là Mã tiền, đều đặt tên theo tượng hình. Vị thuốc này rất độc, uống vào có thể làm cho cơ thể người ta co giật, thậm chí tê dại, bất tỉnh nhân sự. Nếu phong độc xâm nhập Kinh lạc, hoặc lạc mạch sưng lên mà muốn làm cho tiêu tán, thì phải phối chế cho đúng, dùng nhiều ít phải cân nhắc. Dùng với liều lượng rất nhẹ, lại có hiệu quả làm tỉnh táo, bổ não. Cổ phương phần nhiều dùng làm thuốc chữa các chứng ở ngoài, bôi đắp ở ngoài, nhưng cận đại phần nhiều dùng làm thuốc uống trong.

Kiêng kỵ: Người bệnh khí huyết hư nhược, tỳ vị không thực, khi sử dụng nên cẩn thận.

Liều lượng: Uống trong ba-bốn phân, dùng ngoài không có định lượng.

Tham khảo: Nếu nống thuốc này bị trúng độc, lúc đầu có thể dùng một chén dầu vừng hòa với một lạng đường cát trắng cho uống. Nếu độc nặng người co giật, dùng ngay hai đồng cân Nhục quế, sắc lên cho uống, khỏi ngay.

Ghi chú: Nên tham khảo cách chế hột Mã tiền như nhiều người đã chế để giảm tối đa chất độc như ngâm nước gạo, bóc bỏ lớp vỗ trắng lông nhung bên ngoài, thái ra sao với dầu vừng, hoặc sao với cát. Về liều lượng, người ta thường dùng một gam trong một thang thuốc.

Trong sách Hiên đại Thực dụng Trung dược của Diệp  Quất  Tuyền nói liều lượng dùng mỗi lần là 0,05 – 0,25 gam sắc hoặc uống bột. (N. D.)

Leave a Reply