Tên tiếng Hán: 中药昆布
Tên dùng trong đơn thuốc: Côn bố, Đạm côn bố
Phần cho vào thuốc: Toàn thảo.
Bào chế: Ngâm vào nước lã cho hết vị mặn, thái ra phơi khô để dùng
Tính vị quy kinh: Côn bố vị mặn, tính hàn.Vào ba kinh can, vị, thận.
Công dụng: Phá tích tụ, trừ đờm lâu ngày, làm mềm vật rắn kết, tiêu tán bướu cổ (anh lựu)
Chủ trị:
- Chữa tràng nhạc sưng rắn, bướu cổ rắn như đá (thạch anh)
- Khí kết ở vùng ngực cơ hoành do đờm gây tá.
Ứng dụng và phân biệt: về mặt chủ trị, Côn bố và Hải tảo không khác nhau, vả lại thường cùng dùng với nhau nhưng sức tiêu đạo của Côn bố mạnh, hạ khí rất nhanh, uống kéo dài làm cho người gầy đi.
Kiêng kỵ: Người hư nhược không có đờm kết thì cấm dùng.
Liều lượng: Tám phân đến một đồng cân rưỡi.
Bài thuốc ví dụ: Bài Côn bố tán (chứng trị chuẩn thằng phương) chữa bướu cổ kết sưng vùng ngực cơ hoành không thông lợi.
Côn bố, Hải tảo, Tùng la trà, Tế tân, Hải cáp, Bạch liễm, Cam thảo, Long đởm thảo, Thổ qua cán, Binh lang( tất cả cùng tán nhỏ, uống với nước sôi
Tham khảo: Hải tảo, Côn bố là thuốc ở dưới biển, tính vị gần như nhau, về chủ trị thì như nhau.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam