Tên tiếng Hán: 海藻
Tên dùng trong đơn thuốc: Hải tảo, Đạm hải tảo.
Phần cho vào thuốc: Toàn bộ tảo.
Bào chế: Nước lã rửa sạch cát sỏi, chọn sạch tạp chất, thái sợi ra là được
Tính vị quy kinh: Hải tảo vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị, thận.
Công dụng: Tiêu khối cứng rắn, hóa tan đờm kết.
Chủ trị:
- Chữa Trưng hà, sán khí (bụng nổi báng, đau bụng dưới Trở xuống thuốc dạng khí thống, còn gọi là “Tiểu tràng khí”, “Tiểu tràng khi thống” ND.), tích tụ ở vùng da.
- Làm tan hạch rắn ở cổ, tràng nhạc sưng đau.
- Chữa trúng phong liệt nửa người (bán thân bất toại) và dự phòng trúng phong.
Ứng dụng và phân biệt: Hải tảo có thể làm mềm vật rắn, làm tan kết tụ thiên về chứng thực có hình khối. Nếu đờm hạch do âm hàn ngưng kết lại, hoặc trúng phong thiên về chính khí bất túc nói chung không nên dùng. Hải đới giống như hải tảo nhưng thô, mềm, dai và dài.
Kiêng; kỵ: Nếu tỳ vị hư hàn mà có thấp trệ thì cấm dùng
Liều lượng: một đồng cân rưỡi đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Hải tảo tửu (Phạm uông phương). Chữa bướu cổ (anh khí)
Một vị Hải tảo, đựng vào túi lụa, ngâm với rượu trong. Mùa xuân mùa hạ ngâm 2 ngày, mùa thu mùa đông ngâm 3 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam