Vị thuốc LONG NHÃN

Tên tiếng Hán: 龍眼

Tên dùng trong đơn thuốc: Long nhãn, Long nhỡn nhục, Quế viên nhục, Nguyên nhục.

Phần cho vào thuốc: Cùi quả nhãn.

Bào chế: Lấy quả nhãn phơi hay sấy khô, bóc bỏ vỏ vàng ở ngoài đi, lấy cùi thịt đen ở trong, dùng sống.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt tính bình. Vào hai kinh tâm, tỳ.

Công dụng: Bổ dưỡng tâm tỳ, an thần định chí.

Bán Long nhãn chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Chủ trị: Long nhãn chữa hồi hộp giật mình sợ hãi, hay quên không ngủ được do lo nghĩ lao thương gây nên.

Ứng dụng và phân biệt:

  1.  Vị thuốc này vị ngọt thể nhuận nhuyễn màu đỏ tía, chẳng những bổ khí của tỳ vị mà còn tư âm huyết bất túc, không có dính nhờn của thục địa, ủng tẳc khí của Đại táo, là vị thuốc rất tốt ích khí bổ huyết. Cho nên trong bài Quy tì thang dùng Long nhãn để chữa tâm tỳ thương tổn. Người già yếu sau khi ốm tỳ khí hư nhược, chì dùng một vị này đun lên lấy nước uống thay trà rất hay.
  2.  Nếu dùng để ăn thì lấy quả vải là quý; nếu dùng để tư bổ thì lấy quả nhãn là tốt.

Kiêng kỵ: Cứ bên ngoài có cảm mạo bên trong có uất.

Bài thuốc ví dụ: Bài Quy tỳ thang (Tế sinh phương) chữa lo nghĩ quá mức, lao thương tâm tỳ, hay quên, hồi hộp hư phiền mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ.

Long nhãn nhục, Toan Táo nhân, Trích Hoàng kỳ, Sao Bạch truât, Phục thần, Đương quy, Đảng sâm, Mộc hương, Trích Cam thảo, Viễn chí, Sinh khương, Hồng táo, cho nước vào sắc lên, uống lúc nào cũng được, uống ấm

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply