Tên tiếng Hán: 地骨皮
Tên dùng trong đơn thuốc: Địa cốt bì, Tĩnh cốt bì, Câu kỷ căn bạch bì (Vỏ rễ cây câu kỷ – Kỷ tử).
Phần cho vào thuốc: Vỏ rễ cây.
Bào chế: Ngâm rửa sạch đất cát, đập dập vỏ lõi, lấy vỏ sấy khô dùng.
Tính vị quy kinh: Địa cốt bì vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh phế, can, thận.
Công dụng: Lui được nhiệt tà ẩn phục lâu ngày, giáng phế hỏa.
Chủ trị: Giải lao nhiệt, nóng trong xương (cốt chưng) ra mồ hôi trộm hỏa tà ẩn phục trong phổi ho suyễn thể huyết.
Ứng dụng và phân biệt: Địa cốt bìvào phần âm, thanh nhiệt lui nóng trong xương thì không vị thuốc nào hay bằng. Đơn bì vào phần huyết, có thể thanh nhiệt ở phần huyết.
Kiêng kỵ: Người trong xương không cố nhiệt và trúng hàn thì cấm dùng.
Liều lượng: Ba đồng cân đến một lạng
Bài thuốc ví dụ: Bài Địa tiên tán (Tế sinh phương) chữa cốt chưng phiền nhiệt, các chứng hư lao phiền nhiệt và phiền nhiệt sau khi ốm nặng.
Địa cốt bì, Phòng phong, Trích cam thảo, Sinh khương, các vị cùng tán nhỏ, cho nước vầo sắc lên uống.
Tham khảo: Địa cốt bì la rễ cây Câu kỷ (kỷ tử), vị đắng tính hàn đều hơn cả Câu kỷ.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam