Tên tiếng Hán: 枸杞子
Tên dùng trong đơn thuốc: Câu kỷ, Kỷ tử, Câu kỷ tử, Cam câu kỷ, Hồng câu kỷ.
Phần cho vào thuốc: Hột.
Bào chế: Rửa sạch dùng sống hoặc trộn (tẩm) rượu dùng.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, hơi ngọt, tính hơi hàn. Vào ba kinh phế, can, thận.
Công dụng: Tư bổ can thận, sinh tinh dịch, sáng mắt.
Chủ trị: Kỷ tử chữa lưng, đầu gối đau mỏi, chân mỏi, bủn nhủn, nhìn mọi vật lờ mờ, hư lao, di tinh, chảy máu chân răng.
Ứng dụng và phân biệt: Câu kỷ, hột gọi là Câu kỷ tử, rễ gọi là Địa cốt bì. Rễ thì vị đắng hơn, tính hàn hơn, còn hột thì đắng ít ngọt nhiều. Công dụng của hai thứ này có khác nhau, Câu kỷ tử là thuốc tư bổ thận âm, Địa cốt bì là thuốc chữa nóng âm ỷ trong xương.
Kiêng kỵ: Nếu có ngoại tà thực nhiệt, tỳ hư có thấp, đại tiện phân lỏng đều kiêng dùng.
Liều lượng: 1,5 đồng cân đến 4 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Câu kỷ hoàn (Chứng trị chuẩn thằng phương): Bổ tinh ích khí.
Câu kỷ, Hoàng tinh tán nhỏ, luyện mật làm viên to như hạt ngô, uống vào lúc đói làm thang bằng nước sôi.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam