Khí trong cơ thể người ta vốn bắt nguồn từ tì vị, tất cả thuộc về phế, bổ khí của tì vị là căn bản chữa chân khí hư nhược, bổ ích khí của tỳ vị tức là bổ khí của toàn thân. Trong thuốc bổ khí phần nhiều cũng lấy thuốc bổ khí của tỳ vị, trong đó Nhân sâm là tốt nhất, vì sức bổ khí của nó rất mạnh, tính lại hòa bình không lương không ôn, các chứng hàn nhiệt đều thích hợp. Sức bổ của sâm Cao lỵ cũng mạnh, song tính lại thiên về ôn táo, người có chứng nhiệt và vị âm hư thì không nên dùng. Đảng sâm cũng bổ trung khí, chỉ có điều là nâng lực bổ khí không bằng Nhân sâm, lại có tính táo, nhưng giá tiền rẻ hơn.
Hoàng kỳ trích, dùng để bổ trung ích nguyên khí, tính thiên về ôn, dùng sống giữ được vệ khí để vững chắc phần biểu, đi mà không giữ lại, khác với tính của Nhân sâm hơi hàn giữ lại mà không đi, Bạch truật bổ tỳ khí mà hay về chi tả, Sơn dược, Bạch biển đậu bình bổ khí tỳ vị, Cam thảo, Đại táo điều hòa trung khí, mạch nha kiện trung khí, Nam sa sâm tuyên thông phế khí, Bắc sa sâm bổ tỳ khí, còn Long nhãn nhục thì bổ tâm tỳ, cho nên thuốc bổ khí tuy nhiều song mỗi vị đều có đặc điểm của nó, phải nên phân biệt.
Các vị thuốc bổ khí có vị mạnh vị yếu, mức độ dùng về khí hư cũng có nhẹ có nặng, Nhân sâm đại bổ nguyên khí, sức bổ khí rất mạnh, cho nên có thể chữa được chứng khí hư muốn thoát. Bạch biển đậu tính bổ chỉ bình bình thôi, thích hợp với người sau khi ốm dậy bắt đầu dùng thuốc bổ, sức bổ khí của kẹo nha càng yếu hơn, chỉ dùng để điều hòa vị khí.