Vị thuốc LÔ CĂN (Rễ cây lau sậy)

Tên tiếng Hán: 蘆 根

Tên dùng trong đơn thuốc: Lô căn, Tiên lô căn (rễ lau sậy tươi), Hoạt lô căn (rễ lau sậy sống), Hoạt thủy lô căn (rễ lau sậy dưới nước), Can lô căn (rễ lau sậy khô), Vĩ hành.

Phần cho vào thuốc: Rễ.

Bào chế: Bỏ các đốt có râu tua và vỏ vàng đỏ, dùng sống, hoặc phơi khô để dùng.

Tính vị quy kinh: Lô căn vị ngọt, tính hàn. Vào ba kinh phế, tỳ, thận.

Công dụng: Thanh vị nhiệt, sinh tân dịch, có thể khử đờm, tiêu mủ.

Chủ trị:

  1. Chữa nóng bứt dứt (phiền nhiệt), chống nôn khát, miệng khô ít nước bọt.
  2. Chữa phế ung, nôn ra máu mủ và đờm hôi thối.

Ứng dụng và phân biệt:

  • Mao căn (rễ cỏ tranh) nhỏ, thiên về thanh nhiệt ở phần huyết, Lô căn (rễ lau sậy) thô, to, thiên về thanh nhiệt ở phần khí.
  • Lô căn và Thiên hoa phấn chữa tân dịch bất túc ở phần khí, chất lưỡi bình thường, tổn thương âm ở mức nhẹ. Thạch hộc thanh tân dịch bất túc ở phần âm, chất lưỡi đỏ thậm, tổn thương âm ở mức nặng. Lô căn không giữ tà lại. Thạch hộc dễ giữ tà lại.

Kiêng kỵ: Người trúng hàn không có hỏa hoặc tân dịch chưa tổn thương thì không được dùng.

Liều lượng: Lô căn khô năm đồng cân đến một lạng, nếu là tươi tăng gấp đôi.

Bài thuốc ví dụ: Bài vi hành thang (Thiên kim phương) chữa phế ung (ung nhọt trong phổi).

Vĩ hành, Ý dĩ. Đào nhân, Qua bạn (Qua bạn là đồng qua tử hạt bí đao). Bốn vị trên, cho sắc trước Lô hành (rễ lau sậy), bỏ bã, cho thuốc vào sẵc tiếp, chia làm vài lần uống, thấy nôn ra như mủ.

Tham khảo: Lô căn còn gọi là Vĩ hành. Mọc chưa đầy gọi là Lô, mọc đủ cao dài gọi là Vĩ.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply