Vị thuốc BẠCH HOA XÀ (Rắn hổ mang)

Tên tiếng Hán:

Tên dùng trong đơn thuốc: Bạch hoa xà, Kỳ châu xà nhục, rắn hổ mang.

Phần cho vào thuốc: Thịt.

Bào chế: Bỏ đầu, đuôi, mật, da và xương, Thịt ngâm rượu hoặc tán bột dùng.

Tính vi quy kinh: Bạch hoa xà vị ngọt, mặn, tính ôn. Vào hai kinh phế, can.

Công dụng: Trừ phong tà, đi suốt kinh lạc.

Bán Bạch hoa xà chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị:

  • Tính của rắn hay luồn hay lột, cũng như gió hay đi hay biến đổi, bên trong thì đi vào tạng phủ, bên ngoài thì đạt tới bì phu, cố thể chữa các chứng phong, các chứng tý, các bệnh hủi củi.
  • Đi suốt tới xương, trừ phong tà, chữa các độc hủi cùi giang mai, trẻ em phong nhiệt, cấp và mạn kinh phong, co giật, người lớn trúng phong, miệng mắt méo xếch, bán thân bất toại (liệt nửa người).

Ứng dụng và phân biệt: Toàn yết (Bò cạp), Ngô công (rết) và Bạch hoa xà đều là thuốc dẹp phong (tức phong) giải độc. Nếu thiên về dẹp phong giải độc, phân nhiều dùng Toàn yết, Ngô công. Nếu nặng về giải độc tức phong thì dùng Bạch hoa xà. Vả lại, Toàn yết, Ngô công phần nhiều dùng trong thuốc sắc, còn Bạch hoa xà thường dùng vào thuốc viên.

Kiêng kỵ: Trẻ em bị kinh giản do can tâm hư không nên dùng.

Liều lượng: Uống trong từ ba phân đến một đồng cân, làm thuốc viên hoặc dùng vào ngoại khoa không hạn chế

Bài thuốc ví dụ: Bài Bạch hoa xà tán (thánh Tế tổng lục phương) chữa đầu phong hoặc thiên đầu phong, đau vùng não.

Bạch hoa xà (ngâm rượu bỏ da xương) Thiên nam tinh, Thạch cao, Kinh giới, Địa cốt bì, tán nhỏ, mỗi lần uống một đồng cân, uống với nước trà, mỗi ngày uống ba lần.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply