Vị thuốc TRÚC NHỰ

 Tên tiếng Hán: 竹茹

Tên dùng trong đơn thuốc: Trúc nhự, Đoạn trúc nhự, Tiên trúc nhự, Khương trúc nhự, Trúc Nhị thanh.

Phần cho vào thuốc: Vỏ khô.

Bào chế: Cây tre tươi trước hết cạo lớp vỏ xanh bên ngoài, rồi lấy lớp vỏ trắng ở trong để dùng.

Tính vị quy kinh: Trúc nhự vị ngọt, tính hơi lạnh. Vào hai kinh phế, vị.

Công dụng: Thanh nhiệt lợi đàm, giáng trọc khí, cầm nôn

Chủ trị: Chữa tất cả các chứng nôn mửa đờm rãi, nấc, lợm dọng buồn nôn thuộc nhiệt với nôn khan nghẹn đường thực quản. Người thuộc phế vị có nhiệt, có đàm đều có thể dùng được.

Ứng dụng và phân biệt: Trúc nhự, Bán hạ đều là thuốc hóa đàm chữa nôn. Nhưng Bán hạ là nhiệt tính, có thể hóa được thấp đàm mà chữa nôn. Trúc nhự tính thiên về hàn, có thể thông lợi nhiệt đàm và chữa nôn.

Kiêng kị: Nếu không phải đờm gây nôn, mà nôn ọe do vị hàn hoặc nôn do cảm hàn kiêm thương thực thì không nên dùng.

Liều lượng: 1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Trúc bỉ đại hoàn, (Kim quỹ yếu lược phương) Ổn định khí của tỳ vị (an trung), ích khí, chữa tuyến vú đàn bà hư nhược, phiền loạn nôn ọe.

Sinh Trúc nhự, Thach cao, Quế chi, Cam thảo, Bạch vi. Năm vị trên tán nhỏ với thịt quả táo (tảo nhục) gĩa mịn trộn với thuốc làm viên, to nhỏ như quả táo (nguyên văn là viên đạn), mỗi lần uống một viên.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply