Vị thuốc NHÂN TRUNG HOÀNG

Tên dùng trong đơn thuốc: Nhân trung hoàng.

Bào chế: Lấy bột Cam thảo cho vào ống tre, dùng tùng hương (nhựa thông) gắn kín hai đầu ống lại. Ngày Đông chí (ngày 22 hoặc 23 tháng 12 dương lịch) ngâm ống vào trong thùng phân, đến ngày Lập xuân (ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch) lấy ra, treo chỗ thông gió cho khô trong râm. Sau khi bổ ống tre ra, phơi khô cất đi, cần đến thì sử dụng.

Tính vị quy kinh: Nhân trung hoàng vị ngọt, mặn, tính hàn. Vào kinh vị.

Công dụng: Tả hỏa ở vị, giải độc ôn dịch (dịch độc).

Chủ trị: Chữa bệnh nhiệt thuộc dịch lệ, nóng phát cuồng do thời khí gây ra, các chứng phát ban thuộc ôn bệnh.

Ứng dụng và phân biệt: Kim trấp tính nhanh hay hạ tiết lợi đại tiện. Nhân trung hoang tính chậm (Hoãn) mà giải độc.

Kiêng kỵ: Nếu trong vị không có thực hỏa và nhiệt độc thì không dùng.

Liều lượng: Tám phân đến một đồng cân năm phân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Nhân trung hoàng tán (Trương thị y thông phương) chữa chứng đại đầu ôn dịch, tức là cảm nhiệt phong ôn dịch khí, đầu mặt, cổ, họng sưng to, đỏ, đau.

Nhân trung hoàng, Thần sa, Hùng hoàng, cùng tán nhỏ, sắc bạc hà, Cát cánh lấy nước làm thang uống với thuốc bột.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply