Vị thuốc MINH PHÀN (Phèn chua)

Tên dùng trong đơn thuốc: Minh phàn, Bạch phàn.

Tên tiếng Hán : 白礬

Bào chế: Dùng sống hoặc phi lên dùng.

Tính vị quy kinh: Vị chua, tính hàn. Vào kinh tỳ.

Công dụng: Uống trong thì nôn được đờm dãi phong nhiệt, dùng ngoài táo thấp sát trùng.

Chủ trị: Minh phàn (phèn chua) nếu uống trong chữa điên giản (điên, động kinh) hết đờm rãi. Dùng ngoài thì  chữa ghẻ lở hắc lào chảy nước ngứa gãi.

Kiêng kỵ: Uống trúng bệnh thì thôi không uống nữa, nếu uống nhiều hại người.

Liều lượng: Uống trong mấy phân đến 1 đồng cân. Dùng ngoài căn cứ vào phối chế của đơn thuốc.

Bài thuốc ví dụ: Bài Phàn thạch hoàn (Kim quỹ yếu lược phương) chữa đàn bà kinh nguyệt bị tắc không thông dạ con kết tụ không khỏi, trong có can huyết (huyết khô), ra vật trắng (khí hư).

Phàn thạch (Phèn chua), Hạnh nhân, hai vị cùng tán nhỏ, luyện mật làm viên, to như hạt táo, đặt vào âm hộ.

Tham khảo: Minh phàn vốn tên là Phàn thạch, rất nhiều loại, Minh phàn là một trong các loại đó. Sau khi được luyện chế trong sạch mà sắc trắng lại gọi là Bạch phàn. Trong các vị thuốc thu liễm thì công hiệu không vị nào ăn đứt được. Cũng với thuộc thổ (nôn mửa) thì thổ, cùng với thuốc thu liễm thì liễm, lại chặn được đờm rãỉ trong dạ dày, lại có thể giải độc phòng chống thối loét, thu miệng lên da non.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply