Tên tiếng Hán:
板蓝根中药材
Tên dùng trong đơn thuốc: Bản lam căn.
Phần cho vào thuốc: Rễ.
Bào chế: Rửa sạch, thái phiến để dùng.
Tính vị quy kinh: Bản lam căn vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh can, vị.
Công dụng: Giải độc tà của ôn dịch (ôn bệnh), thanh cuồng nhiệt (nóng đến phát điên phát cuồng).
Chủ trị: Chữa trẻ em bị đơn độc,đại đầu ôn (đầu mặt sưng đỏ, họng sưng đau là triệu chứng đặc biệt của đại đầu ôn) má sưng, và phát ban sởi thuộc bệnh ôn nhiệt.
Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này với vị Thanh đại đều là thuốc thanh nhiệt lương huyết (mát máu)chỉ có Thanh đại phần nhiều dùng ngoài, còn Bản lam căn là thuốc uống trong.
Kiêng kỵ: Nếu không phải thực nhiệt trong huyết phận thì cấm dùng.
Liều lượng: Một đồng năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Phổ tế tiêu độc ẩm bỏ Thăng ma, Sài hồ, Hoàng cầm, Hoàng liên (Ôn bệnh điều biện phương) chữa ôn độc gây ra đau họng, sưng họng, sưng trước và sau tai, sưng má, mới sưng được một hai ngày.
Liên kiều, Ngân hoa, Huyền sâm, Cam thảo, Cát cánh, Bạc hà, Mã bột, Ngưu hoàng, Kinh giới, Cương tằm (tằm phải gió chết cứng trên nong), Bản lam căn, các vị giã bột dập dạp (bột thô), cho vào nước lau sậy tươi sắc lên, bỏ bã, rồi uống.
Tham khảo: Bản lam căn chữa ung nhọt ngoài tấy đỏ sưng đau với hiệu quả điều trị rất cao, đặc biệt là rất công hiệu với chứng sưng má (quai bị).
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam