Vị thuốc BA ĐẬU

Tên tiếng Hán:巴豆

Tên dùng trong đơn thuốc:Ba đậu, Ba đậu sương, Ba sương.

Phần cho vào thuốc: Hạt (nhân).

Bào chế: Bóc bỏ vỏ ngoài lấy nhân ra, lấy giấy bản (hoặc giấy moi) gói kín lại, nghiền nát cho đầu ngấm hết ra giấy còn lại gọi là Ba đậu sương.

Tính vị quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh vị, đại tràng.

Công dụng: Tả các tích tụ thuộc chứng hàn trục đàm thủy.

Chủ trị:

  • Ba đậu chữa vùng ngực bụng đầy trướng đau dữ dội, và chứng hàn tích tụ lâu ngày trong bụng (trầm hàn cố lãnh) gây bệnh.
  • Công phá đồ ăn uống đờm lưu tích lại và vùng bụng trên trướng nước (đại phúc thủy thũng).

Ứng dụng và phân biệt: Thuốc tả hạ có phân biệt hạ từ từ (hoãn hạ), hạ mạnh nhanh (tuấn hạ), trong tuấn hạ lại chia ra hàn hạ nhiệt hạ. Đại hoàng tính hàn là thuốc hàn hạ nên dùng vào chứng đại tiện nhiệt kết. Ba đậu tính nhiệt là thuốc nhiệt hạ, nên dùng vào chứng đại tiện hàn kết. Hạ mạnh nhanh tuy giống nhau nhưng khác nhau về hàn nhiệt.

Kiêng kỵ: Nếu không phải hàn kết thuộc cấp chứng, không được sử dụng tùy tiện. Chứng bí đại tiện thuộc nhiệt tính, đàn bà có mang và người hư nhược đều cấm dùng.

Liều lượng:Ba phân đến tám phân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Bị cấp hoàn (Thiên kim phương) chữa vùng tâm phúc trướng đầy bỗng đau như dùi đâm, thở gấp, cắn răng, chết đột ngột.

Ba đậu (bỏ vỏ, tầm, màng, dầu, nghiền như mỡ). Can khương (ngâm sống bỏ vỏ), Xuyên đại hoàng. Trước hết tán nhỏ Đại hoàng, Can, khương, trộn với Ba đậu sương, cùng giã nghìn chày, rồi luyện với mật làm viên to như hạt đậu đựng vào lọ kín, chớ để hả hơi, uống với nước ấm hoặc nước uống.

Tham khảo: Ba đậu được nóng thì tả hạ, gặp lạnh thì thôi. Nếu như sau khi uống mà đi tả nhiều, thì có thể uống nước nguội lạnh để giải.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply