Tên tiếng Hán: 肉蓯蓉
Tên dùng trong đơn thuốc: Nhục thung dung, Đạm thung dung, Đạm đại vân.
Phần cho vào thuốc: Củ.
Bào chế: Thái phiến trộn ngâm với rượu, bổ bỏ ruột lõi trắng (nếu có), đồ hay hấp để dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, mặn chua, tính hơi ôn. Vào hai kinh can thận
Công dụng: Nhục thung dung tư bổ thận dương, thông nhuận đường ruột.
Chủ trị: Chữa đàn ông liệt dương, đàn bà vô sinh (khó chửa) người già âm khô, đại tiện táo bón, bí kết.
Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này vị ngọt tính ôn, củ mềm và đen, là thứ mềm nhuận nhiều dịch tư âm bổ dương. Nói chung những vị thuốc bổ dương phần nhiều là táo, tư âm thì nhiều nhầy béo, duy chỉ có Nhục thung dung bổ mà không táo tư nhuận mà không nhầy béo, chẳng những ôn thông được thận dương, mà còn có hiệu lực hoạt tràng, chữa được, táo bón bí kết.
Kiêng kỵ: Nếu đi lỏng phân, trong thận có nhiệt, dương sự dễ bốc mà tinh không bền thì cấm dùng.
Liều lượng: Ba đồng cân đến năm đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Nhục thung dung hoàn (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa bẩm sinh vốn hư nhược, đi đái luôn
Nhục thung dung, Thục địa hoàng, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử, tán thành bột, cho rượu vào nấu với Sơn dược thành hồ, trộn với thuốc làm viên, uống vào lúc đói, với nước muối.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam