Tên tiếng Hán: 骨碎補
Tên dùng trong đơn thuốc: Cốt toái bổ, Hầu Khương, Tiên mao Khương.
Phần cho vào thuốc: Củ gốc.
Bào chế: Cạo bỏ lông vàng thẫm thái nhỏ, trộn với mật hấp lên, phơi khô dùng.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính ôn. Vào hai kinh can, thận.
Công dụng: Thông máu cầm máu, hóa hàn tà, tan ngưng tụ.
Chủ trị: Cốt toái bổ chữa xương bị dập gẫy chấn thương, có thể hồi được xương tê liệt, hàn đờm ngưng trệ ở trong xương thuộc chứng cốt tào phong, hàm răng khó cử động.
Ứng dụng và phân biệt: Cây thuốc này bẻ gẫy không chết, cắm xuống thì lại mọc, bẻ chỗ nào chỗ ấy có nước chảy ra, đắp vào khó rơi ra, có cái hay đặc biệt là chữa xương bị gẫy và tổn thương. Tác dụng của vị Tục đoạn và vị thuốc này giống nhau, đều dùng về khoa xương, song Tục đoạn thiên về chữa bong gân, còn vị thuốc này thiên về chữa gãy xương, với lại vị thuốc này ôn thận, càng thích hợp với gãy xương, trong xương có hư hàn.
Kiêng kỵ: Nếu người bị tinh thiếu huyết hư có nóng trong hoặc dương tà thịnh thì kiêng.
Liều lượng: Hai đồng cân đến bốn đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Cốt toái bổ hoàn (Hòa Tễ cục phương) chữa can thận phong hư, bốc lên trên chạy xuống dưới, gân mạch co rút, khớp xương đau nhức, đầu mặt phù thũng, cánh tay thiếu lực, sống lưng đau cứng, chân, đầu gối mềm yếu, co ruỗi khó khăn, bước đi vất vả.
Cốt toái bổ, Kinh giới huệ (tuệ), Bạch phụ tử, Ngưu tất, Nhục thung dung, Uy linh trên, Túc sa nhân, Địa long, Một dược, Tự nhiên đồng (đồng nguyên chất lấy từ mỏ), thảo Ô đầu, Bán hạ, các vị tán nhỏ luyện mật làm viên, mỗi làn uống với nước đun sôi.
Tham khảo: Củ của cây thuốc này giống như củ gừng, vả lại mọc hoa lông nhung, cho nên gọi là Mao khương. Vì củ có lông giống như khỉ, mới gọi là Hầu khương. (Hầu là con khỉ, Khương là gừng)