Tên tiếng Hán: 山核桃仁
Tên dùng trong đơn thuốc: Hồ đào, Hồ đào nhục, Hạch đào nhục.
Phần cho vào thuốc: Nhân của quả Hồ đào.
Bào chế: Bóc vỏ ngoài, lấy nhân trong của quả hồ đào.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn. Vào ba kinh phế, can, thận.
Công dụng: Hồ đào ôn bổ hạ tiêu, thu nạp thận khí.
Chủ trị: Chữa thận hư suyễn do hàn tà gây ra, cửa dẫn tinh không vững chắc.
Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này với chì đều là thứ thu nạp thận khí. Chỉ có chì là thiên về trọng trấn, đẩy khí đi xuống. Hồ đào là loại hoa quả, vỏ có vị chát, thu liễm được thận khí.
Kiêng kỵ: Phế có đàm nhiệt Mạnh môn hỏa bốc lên, âm hư, thổ huyết đổ máu cam đều kiêng dùng
Liều lượng: Ba đồng cân đến một lạng.
Bài thuốc ví dụ: Bài Thanh nga hoàn (Cục phương) chữa thận hư lưng đau, có mang đau lưng
Hồ đào (bỏ vỏ), Bổ cốt chi (sao với rượu), Đỗ trọng, (tẩm gừng sao) các vị cùng tán nhỏ, luyện với mật làm viên, to như hạt ngô, uống với rượu hâm nóng.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam