Vị thuốc ĐỖ TRỌNG

Tên tiếng Hán: 杜仲

Tên dùng trong đơn thuốc: Đỗ Trọng, Hậu đỗ Trọng, Xuyên đỗ trọng, Miên đỗ Trọng, Đỗ Trọng sao với nước muối.

Phần cho vào thuốc: vỏ cây.

Bào chế: Cạo lớp vỏ thô, thái còn tơ dùng sống, hoặc trích (sao) ròn hoặc tẩm mật trích, hoặc sao đen tồn tính với nước muối, hoặc sao với nước gừng.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, hơi cay tính ôn. Vào hai kinh can thận.

Công dụng: Bổ can thận, cường cân cốt

Bán Đỗ trọng chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Chủ trị: Đỗ trọng chữa ngang lưng và cột sống đau, chân, đầu gối đau ê ẩm, có thai rong huyết, sẩy thai, và đi tiểu tiện xong còn són lại.

Ứng dụng phân biệt: Hoàng Cung Tú nói:

Thục địa tư bổ can thận, đi vào trong tinh tủy của cân cốt: Tục đoạn điều bổ cân cốt, ở chỗ khí huyết của các đầu khớp gấp; Đỗ Trọng bồi bổ can thận đi thẳng vào phần dưới của khí huyết ở cân cốt.

Kiêng kỵ: Nếu không phải can thận hư, hoặc âm hư hỏa bốc lên thì cấm dùng.

Liều lượng: 3 đồng cân đến 4 đồng cân.

Bài thuốc ví du: Bài Đỗ trọng hoàn (chứng trị chuẩn thằng phương) có mang được 2, 3 tháng, động thai, đau ngang lưng sắp sẩy thai

Đỗ Trọng (tẩm nước gừng sao đứt tơ) Xuyên tục đoạn (tẩm rượu) cùng tán nhỏ, cùi (thịt) quả táo nấu kỹ lấy nước trộn với thuốc bột làm viên, uống với nước cơm.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply