Vị thuốc HỔ CỐT (Xương hổ)

Tên tiếng Hán: 虎骨

Tên dùng trong đơn thuốc: Hổ cốt, Hổ hĩnh cốt (xương ống chân hổ)

Bào chế: Xương hổ bỏ thịt đi, cưa thành từng tấc một, cho vào dầu vừng rán giòn hoặc sao, nướng vàng lên, nhân lúc xương còn nóng nhúng vào dấm (tôi dấm), hoặc nấu thành cao, hoặc ngâm rượu để dùng.

Phần cho vào thuốc: Vị cay, tính hơi nhiệt. Vào kinh thận.

Công dụng: Hổ cốt trừ phong tà, khỏi đau, làm mạnh gân cốt.

Chủ trị: Trừ phong tà co cứng các khớp xương, đau nhức không cố định, không co ruỗi được, hoặc chân đùi đau ê ẩm bủn rủn, không đi lại được, như người bị tê liệt, khập khiễng.

Ứng dụng và phân biệt: Khí lực của hổ chỉ ở xương ống chân, vì hổ tuy đã chết mà xương ống còn đứng không khuỵu xuống, cho nên người ta lấy xương ống chân cho vào thuốc là rất tốt. Nhưng xương hổ rất cứng rắn, nấu khó ra được nước cốt, nên ngâm với rượu, hoặc tán nhỏ chế thành viên, uống lâu dài mới thấy công hiệu.

Kiêng kỵ: Người huyết hư hỏa thịnh thì kiêng.

Liều lượng: Ba đồng cân đến sáu đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Hổ cốt tửu (Bản thảo cương mục phương), Chữa cánh tay, bắp chân đau nhức, viêm sưng khớp xương (lệ tiết phong), thận hư, bàng quang lạnh đau.

Xương ống chân hổ một bộ (nướng vàng giã nát), trộn với men gạo nấu rượu uống, hoặc đựng xương vào túi vải, lụa rồi ngâm rượu cũng được.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply