Vị thuốc CẨU TÍCH

Tên tiếng Hán: 狗脊

Tên dùng trong đơn thuốc: Cẩu tích, Kim mao cẩu tích.

Phần cho vào thuốc: Củ rễ.

Bào chế: cho vào lửa đốt cháy lông vàng, thái phiến, trộn với rượu hấp lên, phơi khô dể dùng.

Tính vị quy kinh: Vị đắng, ngọt tính hơi ôn. Vào hai kinh can thận.

Công dụng: Làm khỏe cột sống thông trăm mạch.

Bán Cẩu tích chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Chủ trị: Cẩu tích chữa lưng, đầu gối, khớp xương không linh lợi, chữa đàn bà con gáí kinh nguyệt khí hư ra nhiều, rong kinh, hoặc chân bủn rủn, hoặc lưng đau gối mỏi.

Ứng dụng và phân biệt:

  •  Vị thuốc này là thực vật, không phải động vật, nhưng vì hình dáng của nó giống như xương sống con chó cho nên mới gọi như vậy, rất thích hợp với việc chữa cột sống của người ta bị đau nhức và không linh lợi. Còn vị Đỗ trọng chữa đau lưng nhưng thiên về hai bên thăn lưng. Vị cẩu tích chữa đau lưng nhưng thiên về chính giữa cột sống
  •  Vị thuốc này có hai loại: một loại không có lông, một loại có lông màu vàng. Khi cho vào thuốc dùng loại cẩu tích có lông màu vàng (Kim mao cẩu tích) là tốt.

Kiêng kỵ: Nếu người bị đau cột sống do thận hư có nhiệt thì không nên dùng riêng một vị. Nhưng vị thuốc này ôn và không táo, nên trong thuốc bổ thận âm, có thể dùng để dẫn vào kinh lạc.

Liều lượng: 1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Cẩu tích ẩm (Nghiệm phương) chữa khí huyết đều hư tổn kiêm cảm phong thấp, tay chân tê dại, không đi lại được.

Kim mao Cẩu tích, Xuyên ngưu tất, Hải phong đằng, Tuyên mộc qua, Tang chỉ, Tùng tiết, Tục đoạn, Đỗ trọng, Tần giao, Quế chi, Thục địa, Dương quy thân, Hổ cột giao (cao xương hổ), chia làm 5 lần uống, cho nước vào sắc lên, mỗi ngày uống một lần.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

 

Leave a Reply