Vị thuốc MẪU LỆ

Tên dùng trong đơn thuốc: Mẫu lệ, Tả mẫu lệ, Đoạn mẫu lệ (mẫu lệ nung).

Tên tiếng Hán: 牡蠣

Phần cho vào thuốc: Mai vỏ cứng.

Bào chế: Dùng sống hoặc nung lên dùng, dùng sống nên giã vụn.

Tính vị quy kinh: Mẫu lệ vị mặn, sáp, tính hàn. Vào ba kinh: can, đởm, thận.

Công dụng: Ích âm, tiềm dương, hóa đờm, làm mềm chỗ rắn.

Bán Mẫu lệ chất lượng như hình ảnh, quý khách cần mua xin liên hệ số điện thoại phía trên

Chủ trị: Dùng sống chữa lao nóng trong xương, mồ hôi ra nhiều, tràng nhạc sưng rắn. Nung lên dùng chữa di tinh, ra khí hư băng huyết, còn giữ vững được hạ tiêu, ỉa chảy.

Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc mẫu lệ mặn, hàn, nặng, sáp. Vị mặn làm mềm được chỗ rắn, khí hàn trừ được nhiệt, chất nặng ghìm giữ được dương (tiềm dương), tính sáp thì thu lỉễm được, lại phần nhiều cùng dùng với Long cốt. Trong cái bổ ích chân âm của Long cốt, có thể làm thức dậy được khí thanh dương bị chìm đắm. Trong cáí bổ ích chân âm của Mẫu lệ, có thể thu lỉễm được khí phù dựơng bốc lên dữ dội, cho nên, phần nhiều chữa các chứng lao nóng trong xương, ỉa chảy hoạt thoát. Còn dùng sống thì thiên về làm mềm chỗ rắn, nung lên dùng thì thiên về cố sáp.

Kiêng kỵ: Nếu âm hư mà không có hỏa và đi ỉa chảy thuộc hàn khí thì đều cấm dùng.

Liều lượng: 5 đồng cân đến 1 lạng.

Bài thuốc ví dụ: Bài Mẫu lệ hoàn (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa hoạt thoát .

Mẫu lệ nung, xích thạch chi nung cùng tán nhỏ, trộn đều, cho rượu vào nấu với bột gạo thành hồ, trộn với thuốc làm viên, uống với nước muối vào lúc đói.

Tham khảo: Vị thuốc này cùng Long cốt, rễ Ma hoàng, các vị bằng nhau, tán thành bột xoa vỗ vào người để cầm mồ hôi ra do hư nhược (hư hãn).

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply