Vị thuốc BẠCH MAO CĂN

Tên tiếng Hán: 白茅根

Tên dùng trong đơn thuốc: Bạch mao căn, Tiên mao căn (Rễ cỏ tranh tươi).

Phần cho vào thuốc: Rễ và bông hoa.

Bào chế: Nói chung dùng loại tươi mới lấy về, hái đâu dùng đấy, đồng thời vất bỏ lá cọng, rửa sạch đất cát, cũng có thể phơi khô để dùng.

Tính vị quy kinh: Bạch mao căn vị ngọt, tính hàn, Vào ba kinh: tâm, tỳ, vị.

Công dụng: Lương huyết, cầm máu, trừ nhiệt, lợi tiểu tiện.

Bán Bạch mao căn chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa thổ huyết, đổ máu cam, đi đái nóng, buốt, ra máu, tiểu tiện không thông lợi, nóng trong, phiền khát, mình mọc ban, sởi,vị nhiệt, nấc ngược.

Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này ngọt hàn, có thể thanh nhiệt lương huyết và đi vào phần huyết. Lô căn (rễ lau sậy) ngọt hàn, có thể thanh nhiệt sinh tân dịch và đi vào phần khí. Mao hoa (hoa cỏ tranh) sắc lên uống, hiệu lực cầm máu rất mạnh, Mao trâm (lông cỏ tranh) sắc lên uống có thể làm vỡ mủ nhọt ở ngoài.

Kiêng kỵ: Người hư hàn không thực nhiệt, đi đái nhiều, không khát nước thì không nên dùng.

Liều lượng: Rễ cỏ tranh ba đồng cân đến một – hai lạng, Mao hoa (hoa cỏ tranh) hai đồng cân đến ba đồng cân, Mao trâm (lông cỏ tranh) một đồng cân đến hai đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Mao cát thang (Thẩm Thị Tôn sinh thư phương) chữa nấc thuộc nhiệt.

Mao căn, Cát căn, cả hai vị cho nước vào sắc lên uống.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply