Tên tiếng Hán: 枇杷葉
Tên dùng trong đơn thuốc: Tỳ bà diệp, Thanh trích tỳ bà diệp (tỳ bà diệp, rửa sạch rồi sao), Mật trích tỳ bà diệp (tỳ bà tẩm nước mật hoặc nước đường sao), Tỳ bà lộ (cho tỳ bà diệp vào cất lấy nước).
Phần cho vào thuốc: Lá.
Bào chế: Dùng vải thô (nháp) hoặc bàn chải lau và chải sạch lông, cho vào nước ủ mềm rồi thái ngang lá thành sợi (như thuốc lá), dùng sống hoặc sao với mật.
Tính vị quy kinh: Tỳ bà diệp vị đắng, tính bình. Vào hai kinh phế, vị.
Công dụng: Thanh phế hóa đàm, giáng khí, hòa vị (chữa vị khí bất hòa).
Chủ trị: Chữa chứng ho thuộc đàm nhiệt, vi nhiệt gây nôn ọe.
Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này vị đắng chát
Kiêng kỵ: Nếu ho do phong hàn và nôn ọe do vị hàn thì kiêng, không dùng.
Liều lượng: 1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Tỳ bà diệp ẩm (Bản sự phương) cầm được nôn ọe, thông lợi vùng ngực ức (cách).
Tỳ bà diệp, Nhân sâm, Bán hạ chế, sinh khương, Phục linh, Mao căn, cho nước vào sắc, bỏ bã, gia thêm bột Tân lang tán nhỏ, hòa đều với thuốc nước mà uống.
Tham khảo: Vị Tỳ bà diệp dùng trong đơn thuốc nên lau chải sạch lông để khỏi bị vướng vào họng, gây ho sặc sụa. Tỳ bà diệp lộ (nước chưng cất được của vị tỳ bà) khí trong mát vị nhạt, trẻ em ho do nhiệt, uống vào rất tốt.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam