Vị thuốc TIỀN HỒ

 Tên tiếng Hán:  前胡

Tên dùng trong đơn thuốc: Tiền hồ, Nộn tiền hồ, Bắc tiền hồ, Tín tiên hồ.

Phần cho vào thuốc: Củ (rễ).

Bào chế: Cạo bỏ lớp vỏ mỏng xanh đen, rửa sạch đất cát, ngâm một lát rồi ủ lại, khi nào trong ruột mềm đều là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống.

Tính vị quy kinh: Tiền hồ vị đắng, tính hơi hàn. Vào ba kinh: phế, can, tỳ.

Công dụng: Tán phong thanh nhiệt tiêu đờm hạ khí.

Bán Tiền hồ chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủtrị: Chữa ho do phong nhiệt xâm nhập phế,vùng ngực sườn nhiều đờm, hoặc vùng ngực bị khí kết tụ, hoặc đờm bị tắc ho suyễn, chỉ có người thuộc chứng phế nhiệt, phế thực mới có thể dùng được.

Ứng dụng và phân biệt:

  1.  Tiền hồ thiên đi về kinh Thái âm để tuyên thông phế khí, tán ngoại cảm phong tà, đi lên trước rồi sau mới đi xuống. Sài hồ thiên đi vào kinh Thiếu đương để thư giãn can khí, có thể hòa giải khu (xu) cơ (thần kinh trung khu (xu)), đi xuống trước rồi sau mới đi lên. Cho nên trong sách thuốc có ghi hai vị Sài hồ, Tiền hồ đều là thuốc chữa phong. Sài hồ chủ yếu đi lên, Tiền hồ chủ yếu đi xuống, một vị đi lên, một vị đi xuống, mỗi vị đều có cách dùng khác nhau.
  2.  Hạnh nhân vị đắng, không cay, thiên về giáng phế khí để tiêu đờm ổn định suyễn thở. Tiền hồ vị đắng lại cay, thiên về khai thông phế khí để tiêu đờm, ổn định suyễn thở. Một vị chủ yếu chữa ở trong, một vị chủ yếu chữa ngoài (ngoại cảm).
  3.  Tiền hồ, Sài hồ hình dáng giống nhau nhưng Tiền hồ sắc trắng, chất mềm, Sài hồ sắc tím (tía), chất giòn.

Kiêng kỵ: Nếu ngoài không cảm tà khí, trong không thực nhiệt thì cấm dùng.

Liều lượng: Một đồng năm phân đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bầi Tiền hồ chỉ sác thang (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa đờm thực, nóng cao, vùng ngực bế tắc, ho, suyễn thở, khí rực lên, phiền khát.

Tiền hồ, Chỉ sác, Xích phục linh, Trích cam thảo, Đại hoàng (chưng, hấp với rượu) mỗỉ lần uống ba đồng cân cho một bát (chén to, cốc) nước lã vào sắc còn một nửa uống ấm.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply