Tên dùng trong đơn thuốc: ô mai , ô mai nhục.
Tên tiếng Hán: 烏梅
Phần cho vào thuốc: Quả.
Bào chế: Bỏ hột, dùng khói lửa hun thành màu đen.
Tính vị quy kinh: Ô mai vị chua, chát tính ồn, Vào bốn kinh: can, tỳ, phế, đại tràng.
Công dụng: Sáp tràng, liễm phế, sát trùng, sinh tân dịch.

Bán Ô mai chất lượng cao như hình ảnh, quý khách cần mua xin liên hệ số điện thoại phía trên
Chủ trị: Vị thuốc ô mai chữa ỉa chảy kéo dài, đi lị ra máu, hoặc ho lâu không khỏi hoặc hồi quyết (chân tay cứng lạnh do giun đũa ói lên và nôn ra giun), sốt rét, hoặc miệng khô, bứt rứt, khát nước. Khi hàm răng nghiến chặt, dùng ngoài bồi vào chân răng cho há ra, tiêu dẹp thịt thừa lồi ra của nhọt độc.
Liều lượng: 1 đồng cân đến 3 đồng cân hoặc 2 quả đến 4 quả.
Bài thuốc ví dụ: Bài ô mai tán (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa đau bụng, và trẻ em sơ sinh vùng rốn bị đau lạnh, sán khí, đau gò lưng lại (nội điếu) do hàn tà gây nên.
Ô mai, Huyền minh sách (sách in là minh, nên gọi là Huyền hồ sách) Cam thảo, Nhũ hương, Một dược, Câu đằng, các vị cùng tán nhỏ, cho nước vào sắc lên, uống nống vào lúc đói.
Tham khảo: Vị thuốc này rất chua. Chua chủ về thu liễm, công dụng cho vào thuốc là ở vị chua. Da thịt được chua thì thu sáp, cho nên ho lâu hạ huyết, sát vào chân răng, tiêu dẹp thịt thừa, đều có thể dùng được vị này. Trùng tích gặp chua thì nằm im, cho nên đối với chứng hồi quyết ngược tật (sốt rét) và lỵ kéo dài khi ngừng khi đi (hưu tức lỵ) đều có công hiệu. Nếu cùng dùng với Hoàng liên, Can khương, hỗn hợp cay đắng, chua thì sức sát trùng càng mạnh.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam