Tên dùng trong đơn thuốc: Nha đảm tử, Nha đãn tử, Khổ tần tử.
Bào chế: Bỏ vỏ lấy nhân, để nguyên hạt nhân nhồi vào trong cùi quả nhãn rồi nuốt.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, tinh hàn. Vào kinh đại tràng.
Công dụng: Táo thấp sát trùng.
Chủ trị: Uống trong chữa chứng lỵ, ngược tật (sốt rét). Dùng ngoài giã đắp vào hột cơm.
Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này rất đắng, ngoài có vỏ đen cứng, chữa chứng lỵ thiên về nhiệt mà dùng Nha đảm tử là hay nhất. Chữa lỵ thiên về hàn mà dùng Lưu huỳnh sống là tốt. Dùng Nha đảm tử chữa lỵ nên dùng một nửa cùi quả nhãn bọc hai, ba hạt rồi nuốt, hoặc hoạt thạch bọc bên ngoài (làm áo), hoặc đựng trong túi nhựa (dạng viên con nhộng) để nuốt. Tính của vị thuốc này lương huyết, cầm máu, kiêm tiêu ứ huyết, sinh máu mới, chữa chứng lỵ kéo dài lai rai, hoặc đi lỵ ra máu tươi, đi lỵ máu ra tóe như nước, đều cố công hiệu kỳ lạ.
Kiêng kỵ: Trừ chứng lỵ thấp nhiệt sinh trùng, còn nếu là can thận hư nhược và đau bụng ỉa chảy sợ lạnh đều nên kiêng dùng. Sau khi uống thuốc này, kiêng mỡ béo tanh chua một tháng.
Liều lượng: Trẻ em một bọc từ 2 hạt đến 3 hạt. Người lớn một bọc từ 4 hạt đến 7 hạt, lấy nửa cùi quả nhãn bọc chặt lại uống vào lúc đói, rồi ăn cơm đè lên, để viên thuốc đi xuống. Sở dĩ phải bọc bằng cùi nhãn là đề phòng khi viên thuốc vào tới dạ dày là tan ra, viên thuốc có thể đi thẳng đến dưới đại tràng, táo thấp sát trùng mà không tổn thương đến vị.
Bài thuốc ví dụ: Bài Chí thánh đơn (Nghiệm phương) chữa lỵ lạnh, ỉa chảy kéo dài.
Nha đảm tử một vị, lấy búa con gõ nhẹ vào vỏ, vỏ vỡ nhân lòi ra, to như hạt gạo, màu trắng, nếu vỡ vụn và màu đen thì không dùng, Mỗi lần dùng từ 2 bọc đến 3 bọc.
Tham khảo: Vị thuốc này khi vỡ vị đắng bốc ra, thường làm cho người ta nôn mửa. Ở trong hiệu thuốc người ta lấy nhân của Nha đảm tử, rồi bên ngoài bọc bằng bột Ích nguyên tán, đặt tên lạ “Bồ Đề đơn”.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam