Tên dùng trong đơn thuốc: Kha tử, Kha tử nhục, Kha lê lặc.
Tên tiếng Hán: 訶子
Phần cho vào thuốc: Quả. .
Bào chế: Sau khi ủ nước cho mềm, bổ ra, bóc bỏ hột đi, nướng lên dùng hoặc tấm với rượu rồi hấp lên dùng.
Tính vị quy kinh: Kha tử vị đắng, chua, chảt, tính ôn. vào hai kinh phế, đại tràng.
Công dụng: Sáp tràng, liễm phế.
Chủ trị: Vị thuốc kha tử trị đi ỉa chảy, đi lỵ kéo dài, lòi dom, ho suyễn thở kéo dài mất tiếng (khản tiếng).
Ứng dụng và phân biệt: Ho và ỉa chảy mới bị mắc phải phần nhiều thuộc về thực, ho và ỉa chảy kéo dài phần nhiều thuộc về hư. Thực là do thực tà, hoặc đờm đọng lại ở phế, hoặc đình trệ ở tràng, khi điều trị nên khai thông phế khí, hoặc tiêu đạo ăn uống đình trệ. Hư là do chính khí hư, hoặc phế khí không thu liễm được, hoặc tràng khí không vững, khi điều trị nên dùng đắng liễm phế kim, hoặc chua để sáp đại tràng (co săn ruột). Kha tử dùng sống liêm phế, nướng lên dùng thì co sáp tràng. Dùng với chứng hư thì thích hợp.
Kiêng kỵ: Nếu ho do phế cố thực nhiệt, ỉa chảy do thấp nhiệt gây nên, đều nên kiêng kỵ.
Liều lượng: 1 đồng cân đến 3 đồng cân, hoặc 1 quả đến 3 quả.
Bài thuốc ví dụ: Bài Kha lê lặc tán (Kim quỹ yếu lược phương) chữa ỉa chảy, hao tổn chân khí. Kha lê lặc một vị, tán thành bột, hòa với nước cơm hay nước cháo để uống.
Tham khảo: Mới bị ho và đi lỵ, tuy tiếng không được trong trẻo (khản tiếng) hoặc ỉa chảy lòi dom, nhưng do mới bị bệnh (bạo bệnh) phần nhiều thuộc về chứng thực, không nên dùng sớm.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam