Tên tiếng Hán: 孩儿茶中药材
Tên dùng trong đơnthuốc: Hài nhi trà, Nhi trà.
Bào chế: Lấy lá hoặc cành khô, cho nước vào sắc lên, cô đặc, để khô là được, uống trong, dùng sống bọc vào sắc với thuốc, dùng ngoài thì tán nhỏ.
Tính vị quy kinh: Hài n hi trà vị đắng, sáp (chát), tính bình, hơi hàn. Vào kinh phế.
Công dụng: Thanh nhiệt ở thượng cách (ngực), thu thấp, cầm máu.
Chủ trị: Dùng ngoài chữa các chứng nhọt chảy máu, uống trong chữa các chứng thổ huyết, đổ máu cam, đi ỉa ra máu, đi đái ra máu và phụ nữ băng lậu (lậu= rong huyết).
Kiêng kỵ: Nếu không phải chữa ở ngoài thì ít dùng, các chứng hàn thấp thì cấm dùng.
Liều lượng: Một đồng cân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Long cốt nhi trà tán (y tông kim giám phương) chữa da lở loét, mụn nhọt chảy nước lâu ngày không lên da non, chữa trẻ em bị lở chốc đầu, đóng vẩy vàng rồi rỉ nước vàng ra, lan xuống tai hoặc vùng mặt.
Long cốt, Nhi trà, Khinh phấn, Băng phiến, cùng tán nhỏ, trộn vớidầu vừng như dạng hồ, bôi vào chỗ đau.
Tham khảo: Vị thuốc này phần nhiều làm thuốc bôi hoặc rửa ngoài, rất ít uống trong.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam