Tên tiếng Hán: 金銀花中药材
Tên dùng trong đơn thuốc: Kim ngân hoa, Song hoa, Nhị bảo hoa, Tĩnh ngân hoa, Mật ngân hoa, Tế ngân hoa, Kim ngân hoa lộ (nước cất từ hoa kim ngân), Ngân hoa thán, Nhẫn đông hoa, Thổ ngân hoa.
Phần cho vào thuốc: Hoa.
Bào chế: Hoa, phơi khô dể dùng còn lộ, là nước cất từ hoa Kim ngân
Tính vị quy kinh: Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, Vào bốn kinh:phế,vị,tâm, tỳ.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc.
Chủ trị:
- Chữa ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt lỵ, giải trừ các khí ôn dịch ô uế trọc tà không lành mạnh.
- Chữa rôm sẩy mụn nhọt và lở ghẻ, hắc lào, độc giang mai (hoa liễu), Có thể tán nhiệt, tán độc, là thuốc chủ yếu chữa ngoại khoa.
Ứng dụng và phân biệt:
- Hiệu lực giải biểu của Kim ngân hoa kém hơn Cát căn, song lại thanh nhiệt hay hơn Cát căn.
- Khi nở hoa, tuy lẫn cả hoa vàng hoa trắng, song sau khi hái phơi khô trong râm rồi thì chỉ thấy thuần một màu vàng sẫm.
- Hiệu lực giải độc của Thổ kim ngân tương đối mạnh thường làm thuốc trừ độc sau khi lên nhọt đầu đinh và chứng sởi.
- Ngân hoa sao cháy có thể dùng để chữa nhiệt độc huyết lỵ, vào phần huyết, thanh huyết nhiệt.
- Nước cất từ Kim ngân hoa có thể trợ vị, tán thử (nắng nóng), thanh nhiệt giải độc.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn đi ỉa chảy không phải nhiệt và mồ hôi ra nhiều nên thận trọng khi sử dụng.
Liều lượng: Ba đồng cân đến năm đồng cân, thậm chí một lạng.
Bài thuốc ví dụ: Bài Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều biện phương) chữa bệnh ôn mới phát, phát nhiệt không có mồ hôi, hoặc có ra mồ hôi không nhiều nhưng nhiệt, không sợ lạnh, nhức đầu, khát nước, ho, đau họng.
Kim ngân hoa, Liên kiều, Cát cánh, Bạc hà, Ngưu bàng, Đạm trúc diệp, Kinh giới huệ, Hương xị, Cam thảo, giã thành bột cho vào sắc với rễ lau sậy làm thang, khi sắc thấy mùi thơm bốc mạnh lên, thì lấy ngay ra uống, không được đun quá.
Tham khảo: Kim ngân hoa là vị thuốc chủ yếu chữa chứng dương đỏ sưng thuộc ngoại khoa, không nên sử dụng với chứng âm. Dây Kim ngân hoa còn gọi là Nhẫn đông đằng, có thể thanh phong nhiệt trong kinh lạc và làm yên được đau nhức trong kinh.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam