Vị thuốc YẾN OA (Tổ yến)

Tên tiếng Hán: 燕窩

Tên dùng trong đơn thuốc: Yến oa, Tổ yến,  Thượng quan yến, Yến cầu, Mao yến, Yến biên, Yến tu.

Phần cho vào thuốc: Tổ chim yến có lông màu vàng.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đạm, tính bình. Vào hai kinh phế, vị.

Công dụng: Bổ dưỡng chân âm của phế vị loại trừ hư nhiệt.

Chủ trị: Ho lao, sốt rét lâu ngày, ăn vào nôn ra (phản vị, sáng ăn chiều nôn hoặc chiều ăn thì sáng sớm hôm sau nôn, thức ăn không tiêu N.D.)

Ứng dụng và phân biệt:

  1.  Vị thuốc này vị ngọt tính bình, bổ mà không táo, nhuận mà không béo, vị thơm ngon nhất trong các vị thuốc, là vị thuốc rất hay điều trị bệnh hư lao. Quan yến, Yến cầu màu tráng chất trong sạch song giá cao, Mao yến màu đen, nhiều lông lẫn ở trong, giá rẻ. Yến biên là tổ yến không cồn nguyên vẹn, Yến tu là tổ yến đã sửa lại những chỗ rách nát, hình dáng không đồng nhất, công hiệu không khác mấy.
  2.  Ngoài ra vị thuốc này còn có một loại màu đỏ tía, tên là Huyết yến căn (đỏ như màu máu), công dụng cũng như Yến oa (tổ yến), tính nặng hay đi xuống, chữa nấc nghẹn có hiệu quả, nhưng phải đun lâu mớỉ tiết ra được nước cốt,
  3.  Yến cầu hầm ninh nhừ tan ra để uống. Mao yến, Yến biên, Yến tu bọc lại nấu kỹ lấy nước uống.

Kiêng kỵ: Phế vị hư hàn lại kiêm có đàm thấp thì kiêng dùng.

Liều lượng: Một đồng cân đến ba đồng cân

Bài thuốc ví dụ: Bài Lão niên cửu bệnh khái suyễn: tuổi già ốm lâu ho suyễn (Văn đường tập nghiêm phương).

Một quả lê bỏ ruột, cho một đồng cân Tổ yến vào, đổ nước sôi ngâm rồi cho một đồng cân đường phèn, hấp chín; hàng ngày uống vào buổi sáng sớm không cách quãng, rất hay.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply