Tên tiếng Hán: 黄精
Tên dùng trong đơn thuốc: Hoàng Tinh, chế hoàng tinh.
Phần cho vào thuốc: Củ.
Bào chế: Rửa sạch, thái phiến phơi khô để dùng, hoặc trộn với rượu hấp chín để dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế, vị,
Công dụng: Nhuận phế sinh tân dịch, dưỡng vị bổ âm.
Chủ trị: Năm chứng lao, bảy chứng thương (Năm chứng lao: 1 tâm lao, Can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao. Tức là ngũ tạng bị lao tổn. Tâm lao tổn huyết, can lao tổn thần, tỳ lao tổn thực, phế lao tổn khí, thận lao tổn tinh. 2 Năm nguyên nhân đó làm việc và nghỉ ngơi không có điều độ mà gây tổn thương như Nhìn lâu thương huyết, nằm lâu thương khí, ngồi lâu thương thịt, đứng lâu thương xương, đi lâu thương gân. Bẩy chứng hư lao tổn thương: Một là ăn quá no thương tỳ. Hai là cả giận khí nghịch thương can. Ba là cố sức nâng nặng, ngồi lâu chỗ đất ẩm thương thận. Bốn là người bị lạnh, uống lạnh thương tâm. Sáu là gió mưa rét, nắng thương cơ thể của người, Bẩy là quá sợ hãi, không giữ được thương thần, chí. Trung y danh từ Thuật ngữ tuyển thích. (N.D.), gân cốt bủn rủn ê ẩm.
Ứng dụng và phân biệt: Công dụng của Hoàng tinh rất giống như Thục địa, song Thục địa bổ mà nhiều chất béo trơn hoàng tinh bổ mà không béo trơn.
Kiêng kỵ: Phàm những người mà phế vị có đờm thấp nặng không nên uống
Liều lượng: 3 đồng cân đến 1 lạng.
Bài thuốc ví dụ: Bài Hoàng tinh hoàn (Kỳ hiệu lương phương) Bổ tinh khí hư nhược
Hoàng tinh, Câu kỷ tử, các vị cùng tán nhỏ trộn mật làm viên, uống với nước lã đun sôi.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam