Vị thuốc BĂNG PHIẾN

Tên tiếng Hán: 冰片

Tên dùng trong đơn thuốc: Băng phiến, Mai phiến, Mai hoa băng phiến, Long não hương.

Bào chế: Đựng kín trong lọ sành sứ, không để bay hơi, khi dùng tán nhỏ cho vào thuốc.

Tính vị quy kinh: Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Vào ba kinh phế, tâm can.

Công dụng: Thông khiếu, tỉnh táo đầu óc (tỉnh não), khỏi đau, lên da non.

Bán Băng phiến chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa bệnh nhiệt hôn mê, mắt đỏ sợ gió, đau họng, đau răng, mụn nhọt sưng đau.

Ứng dụng và phân biệt:

  1. Băng phiến và Chương não (long não) khác nhau: Băng phiến cho vào miệng thì mát dịu mà chạy, Chương não cho vào miệng thì vị nóng mà không chạy. Băng phiến mùi thơm, không chỗ nào không tới, có thể dẫn được nhiệt từ trong và độc của ung nhọt (sang độc) ra ngoài, Chương não chỉ dùng ngoài cho thuốc sát trùng và nhọt.
  2.  Làm tỉnh não thuộc chứng hàn phần nhiều dùng Phụ tử, Nhục quế. Tỉnh não thuộc bệnh nhiệt phần nhiều dùng xạ hương, Băng phiến.
  3.  Băng phiến có vị cay rát (cay gắt), nhưng mùi thơm lại đứng đầu các vị thuốc, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì tê, quá liều có thể chết. Đơn thuốc kê rất nhiều dùng cho các chứng ở ngoài, uống trong phần nhiều cho vào thuốc viên và phối hợp với thuốc khác.

Kiêng kỵ: Nếu không phải thực tà thì cấm dùng.

Liều lượng: Ba phân đến tám phân, dùng ngoài không kể

Bài thuốc ví dụ: Bài Băng bạch tán. (Dịch hầu thiển luận phương) chữa cổ họng bị lở loét nặng do dịch khí gây nên.

Băng phiến, Nhân trung bạch (cặn nồi nước đái), Nhi trà, Cam thảo, Huyền minh phấn, Kê nội kim, các vị tán nhỏ mịn, thổi vào.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply