Tên tiếng Hán: 陳皮
Tên dùng trong đơn thuốc: Quất bì, Quảng quất bì,Quất hồng, Bạc quất hồng, Tô quất hồng, Hóa quất hòng, Lại quất hồng, Trần bì, Quảng bì, Quảng trần bì, Tân hội bì (quất ở huyện Tân Hội, Quảng Đông Trung Quốc N.D), Quất bạch.
Phần cho vào thuốc: vỏ quả quít.
Bào chế: Rửa sạch phơi khô thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt.
Tính vị quy kinh: Quất bì vị cay đắng, tính ôn, vào ba kinh tỳ, phế, vị.
Côngdụng: Lý khí kiện tỳ, táo thấp hóa đờm.
Chủ trị: Chữa vùng ngực bụng trướng đau, nôn mửa ỉa chảy, ăn uống kém, ho có nhiều đờm, trong bụng có nước, bì phu phù thũng.
Ứng dụng và phân biệt:
- Quất hạch (hột quít) vào can thận, chữa sán khí hòn dái sưng đau. Quất lạc (đường gân sơ trong quả quít) thông kinh lạc chữa ung nhọt. Quất diệp (lá quít) vào can vị, dẫn thông được khí sối lên ở vùng ngực và sườn, là vị thuốc quan trọng chữa chứng nhũ ung (ung nhọt ở vú). Quất bính (quít nấu với đường – mứt quít – quất) lý khí khoan trung, hay hơn quất bì vỏ quít bỏ đường xơ trắng đi gọi là quất hồng, chữa phế khí không trở ngại đến vị. Dùng xơ trắng gọi là quất bạch, điều hòa tỳ vị, không tổn thương chân khí.
- Thanh bì quả nhỏ, tính hơi mạnh, vào kinh can, thiên về sơ can khí mà ổn định đau. Trần bì quả , tính hơi chậm, vào tỳ phế, thiên về thông tỳ khí và hóa đờm.
Kiêng kỵ: Nếu không có thấp, không có đờm, không ứ trệ thì chớ dùng.
Liều dùng: Một đồng cân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Quất bì thang (Kim quỹ yếu lược phương) chữa nôn oẹ khan.
Quất bì, Sinh khương, hai vị cho vào nước sắc lên uống ấm.
Tham khảo: Sâm bối Trần bì là Trần bì gia Nhân sâm, Bối mẫu cùng chế với nhau, tiêu được đờm, chữa ho hư nhược bổ mà không gây trệ, tiêu mà không bị hao tổn.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam