Tên tiếng Hán: 鉤藤
Tên dùng trong đơn thuốc: Câu đằng, Câu đằng câu, Nộn câu đằng, Song câu đằng, Tĩnh câu đằng.
Phần cho vào thuốc: Móc câu và cành liền nhau.
Bào chế: Rửa sạch, phơi khô, dùng sống.
Tính vị quy kinh: Câu đằng vị ngọt tính hàn. Vào hai kinh can, tâm bào lạc.
Công dụng: Thanh nhiệt bình can, dẹp phong, trấn yên chứng kính (chân tay cứng lạnh).
Chủ trị: Chữa nhức đầu choáng váng, trẻ em kinh giản, người lớn thì cân bắp co giật, méo mồm.
Ứng dụng và phân biệt: Khi vị của Câu đằng nhẹ yếu, chất rất nhẹ, màu tía, chỉ vào kinh can, hay về thanh can nhiệt và dẹp yên can phong. Cơ thể trẻ em còn non nớt về âm dương dùng vị thuốc này rất thích hợp, nhưng chỉ thích hợp với mới bị kinh phong mà nhẹ. Còn nếu như co giật rất nặng thì phải dùng đến Toàn yết, Ngô công.
Kiêng kỵ: Nếu người không có phong nhiệt thì không dùng.
Liều lượng: 1,5 đồng cân đến 1 lạng.
Bài thuốc ví dụ: Bài Câu đằng cao (Tiền ất phương) chữa trẻ em bị đau bụng do phong tả (bàn tràng nội điếu).
Nhũ hương, Một dược, Mộc hương, Khương hoàng, Mộc miết tử nhân (nhân hạt gấc), tán nhỏ trước ba vị Mộc hương, Khương hoàng, Mộc miết tử nhân, sau đổ tán tiếp hai vị Nhũ hương, Một dược cho vào cùng trộn đều, luyện với mật thành cao cất đi. Trẻ em một tuổi mỗi lần uống chừng nửa thìa cà phê, không kể giờ giấc, Câu đằng sắc lấy nước hòa cho uống.
Tham khảo: Khi sắc thuốc nên cho vị thuốc này vào sau, sôi lên là được, đun lâu thì hiệu quả kém.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam