Vị thuốc SA SÂM

Tên tiếng Hán: 沙參

Tên dùng trong đơn thuốc: Nam sa sâm, Bắc sa sâm, Không sa sâm, Ngân điều sâm.

Phần cho vào thuốc: Gốc rễ.

Bào chế: Rửa sạch, bỏ cuống, thái khúc hoặc thái phơi khô để dùng, hoặc sao với gạo để dùng.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Vào hai kinh phế, vị.

Công dụng: Nam sa sâm thanh phế hỏa. Bắc sa sâm dưỡng vị âm (chân âm của vị).

Bán sa sâm chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên

Chủ trị: Nam sa sâm chữa phế hư ho nhiệt, hoặc ho lâu thành lao phổi. Bắc sa sâm chữa vị hư nhiệt người gầy, hoặc chân bị liệt không cất lên được.

Ứng dụng và phân biệt: Nam sa sâm rỗng xốp mà nây, khí vị nhẹ mát. Bắc sa sâm rắn chắc mà gầy, giàu chất dịch béo. Một vị thì thiên về thanh phế, một vị thì thiên về dưỡng vị. Đối với người phế hư có dư nhiệt mà sinh ho thì nên dùng Nam sa sâm. Đối vớí người vị hư không có dư nhiệt mà sinh ho thì nên dùng Bắc sa sâm.

Kiêng kỵ: Nếu không phải phế và vị hư mà lại thuộc về ho lạnh đờm thấp thì cấm dùng.

Liều lượng: 1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Sa sâm mạch đông thang (ôn bệnh điều biện phương) chữa táo hỏa tổn thương phần âm (âm phận) của phế vị, hoặc nhiệt hoặc ho.

Sa sâm, Mạch môn đông, Ngọc trúc, Sinh cam thảo, Đông tang diệp, Sinh biển đậu, Thiên hoa phấn, 5 chén (bát, tùy lượng thuốc) nước sắc lên còn lấy 2 chén, ngày uống hai lần.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply