Tên tiếng Hán: 牛膝, hoài ngưu tất 怀牛膝
Tên dùng trong đơn thuốc: Ngưu tất, ngưu tịch, Xuyên ngưu tất, Hoài ngưu tất, Tiên ngưu tất, Thổ ngưu tất.
Phần cho vào thuốc: Rễ .
Bào chế: Rửa sạch phơi khô trong râm, dùng sống hoặc tẩm với rượu hấp qua lên rồi dùng
Tính vị quy kinh: Vị đắng, chua, tính bình. Vào hai, kinh can, thận
Công dụng: Tư can trợ thận, trục ứ huyết đi xuống.
Chủ trị: Ngưu tất khi chế để dùng thì mạnh gân cốt, chữa đầu gối đau không thể co duỗi được. Dũng sống thì phá huyết tiêu sưng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoặc hạ bộ bị nhọt độc, đi đái nhắt buốt ngọc hành đau.
Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này chỗ nào cũng có, duy chỉ có Ngưu tất ở vùng Hoài Khánh (tỉnh Hà Nam Trung Quốc) và vùng Xuyên trung (Tứ xuyên) là tốt. Vì thổ ngơi có chỗ khác nhau cho nên công dụng cũng khác. Hoài ngưu tất rễ nhỏ mà dài. Xuyên ngưu tất rễ thô mà to. Muốn bổ can thận chữa đầu gối đau dùng Hoài ngưu tất hay hơn. Muốn trừ phong thấp chữa tê đau thì dùng Xuyên ngưu tất hay hơn. Còn Tiên ngưu tất, Thổ ngưu tất chuyên về đi xuống, giáng thực hỏa, chữa họng, miệng, lưỡi lở loét đau và vị hỏa bốc lên chân răng sưng đau đều có thể dùng được.
Kiêng kỵ: Nếu khí hư hạ hãm di tinh, băng huyết, rạng huyết và bị đau từ ngang lưng trở lên thỉ không được dùng
Liều lượng: 1 đồng cân đến 3 đòng cân, tươi tăng gấp đôi.
Bài thuốc ví dụ: Bài Ngưu tất thang (Thiên kim phương). Chữa đẻ xong nhau thai không ra, vùng rốn bụng đầy trướng.
Ngưu tất, Đương quy, Cù mạch, Mộc thông, Hoạt thạch, Đông quỳ tử, cho nước vào sắc lên uống.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam