Tên tiếng Hán : 赤小豆
Tên dùng trong đơn thuốc: Đỗ xích đậu, Xích tiểu đậu, Hồng phạn đậu.
Phần cho vào thuốc: Hạt đỗ.
Bào chế: Cho vào nước đãi sạch để dùng.
Tính vị quy kinh: Xích tiểu đậu vị ngọt, hơi chua, tính bình. Vào hai kinh: tiểu tràng, tâm.
Chủ trị:
- Chữa thủy thống cước khí, bệnh đường ruột (tràng tích), cổ trướng.
- Tiêu được mủ, tan sưng, ung nhọt thũng độc.
Ứng dụng và phân biệt:
- Nói chung có hai loại cho vào thuốc:
Hạt nhỏ dài, chỗ eo cong có đường vân trắng như mắt phượng thì gọi là Đỗ xích đậu. Nửa đỏ, nửa đen thường gọi là đậu mắt cua đó là hạt tương tư. Ngoài ra còn có một loại đậu đỏ hạt to tròn, gọi là hồng phạn đậu (Đậu cơm đỏ), cho vào thuốc tuy cũng có thể lợi thủy thấm thấp, nhưng đơn thuốc vẫn lấy đỗ xích đâu là hơn.
- Hạt tương tư (tương tư tử) tuy giống như Xích tiểu đậu nhưng tác dụng khác nhau, dùng để làm thuốc sát trùng và thuốc đau mắt.
Kiêng kỵ: Người âm hư không có thấp nhiệt thì cấm dùng.
Liều lượng: Ba đồng cân đến một lạng
Bài thuốc ví dụ: Bài Xích tiểu đậu đương quy tán (Kim quỹ yếu lược phương) chữa bệnh hồ hoặc (Tên “bệnh đời xưa. Chứng trạng chủ yếu là chỗ yết hầu và tiền âm, hậu âm, bị lở loét N.D.) và tiểu tiện ra máu.
Xích tiểu đậu, Đương quy, tán nhỏ hai vị, mỗi ngày uống ba lần.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam