Vị thuốc TỲ MA TỬ (Hạt thầu dầu)

Tên tiếng Hán: 萆麻子

Têu dùng trong đơn thuốc: Tỳ ma tử, Tỳ Ma nhân, Tỳ ma du.

Phần cho vào thuốc: Hạt.

Bào chế: sàng sẩy sạch tạp chất, vỏ ngoài rồi giã nát để dùng.

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, cay, tính bình. Vào hai kinh vị, đại tràng.

Công dụng: Nhuận hạ tích trệ và tiêu sưng.

Chủ trị:

  • Trong uống dầu hạt thầu dầu (tỳ ma du), làm trơn nhuận phân tích lại ở trong ruột để đi ngoài được (tả hạ), nhất là người già và người hư nhược bị táo bón là thích hợp.
  • Dùng ngoài hay dùng hút dẫn, nâng kéo lên. Người bị miệng mắt méo xệch và đàn bà bị sa dạ con, đều có thể dùng vị thuốc này giã ra rồi bôi vào. Còn về khoa ngoại tiêu sưng đỏ càng mạnh. Khi bị kim gai đâm vào thịt, giã đắp vào vết thương là hút được gai ra ngay

Kiêng kỵ: Tỳ vị yếu, đại tràng không mạnh thì chớ dùng

Liều lượng: Uống trong thì dùng dầu, mỗi lần khoảng một thìa cà phê. Dùng ngoài thì khoảng 10 hạt, giã nát.

Bài thuốc ví dụ: Bài Bạt châm thích nhập nhục phương (vệ sinh dị giản phương):  Tỳ mà tử 1 hạt bỏ vỏ, giã nhỏ đắp vào ngoài lấy vải (lụa) buộc lại, năng xem nếu thấy đầu gai thò ra thì nhổ đi, dùng lâu thịt lành lồi ra.

Tham khảo: Dầu hạt thâu dầu rất trơn tính rất bình, hòa, không kích thích, là thuốc công hạ, hoãn hòa, an toàn. Khi chữa đại tiện bị táo bí, có thể chỉ dùng một vị này, phương pháp giản tiện. Nếu ngại mùi vị hạt thầu dầu, thì quấy với lòng đỏ trứng gà và cùng uống, hoặc cho thêm nước qủa cũng được.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply