Tên tiếng Hán: 萆薢
Tên dùng trong bài thuốc: Tỳ giải, Phiến tỳ giải, Xuyên Tỳ giải.
Phần cho vào thuốc: Củ
Bào chế: Lấy nguyên củ rửa sạch, ngâm nước cho ngấm đều, thái phiến phơi khô sử dụng.
Tính vị quy kinh: Tỳ giải vị đắng, tính bình. Vào ba kinh can, thận, vị.
Công dụng: Lợi thấp trừ phong, làm trong tiểu tiện trừ đái đục (phân thanh khứ trọc).
Chủ trị:
- Chứng tý (tê) thuộc phong nhiệt thấp ngang lưng, đầu gối nặng đau.
- Chữa đi đái nhắt, đái đục, đàn ông bị bạch trọc – đi đái trắng đục, đàn bà bị bạch đới – ra chất nhầy trắng.
Ứng dụng và phân biệt:
- Ba vị Tỳ giải, Cù mạch, Biển súc đều là thuốc thường dùng chữa chứng lâm, đều có tác dụng thẩm thấp nhiệt. Chỉ có khác là: Tỳ giải chữa chứng lâm nhưng thấp nặng hơn nhiệt, tiểu tiện không trong, trắng như nước gạo. Cù mạch chữa chứng lâm nhưng nhiệt nặng hơn thấp, kiệm ngọc hành đau buốt có cảm giác nóng hoặc kiêm đi đái ra máu. Biển súc chữa chứng lâm tiểu tiện không thông lợi, khi đái xẻn mà vàng, thấp nhiệt trở tắc niệu đạo.
- Tỳ giải hiện nay bán có hai loại: một loại gọi là Phấn tỳ giải, giống như vân phiến cao (một loại bánh hấp hình hẹp dài mà mỏng N.D.) trừ phong thấp ở hạ tiêu. Một loại là xuyên Tỳ giải lường dáng như cùi bưởi trắng, lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Kiêng kỵ: Người có chứng âm hư mà không có thấp nhiệt thì cấm dùng.
Liều lượng: Một đồng cân rưỡi đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Tỳ giải phân thanh ẩm (Dương Đàm gia tàng phương) chữa chân nguyên (Thận dương) không bền, thỉnh thoảng đi đái đục trắng như cao.
Tỳ giải, Thạch xương bồ, Ích tri nhân, Đài (có người đọc là Thai, vì khi đọc âm Trung Quốc cùng là “Thải”. Có chữ Thiên thai ô dược là vị ô dược lấy ở núi Thiên thai Triết Giang Trung Quốc) ô dược, Cam thảo tiêu, cho nước sắc lên uổng.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam