Tên tiếng Hán: 豬苓
Tên dùng trong đơn thuốc: Trư linh, Phấn trư linh, Kết trư linh.
Phần cho vào thuốc: Hạch nấm khô ráo.
Bào chế: Rửa sạch, ngâm nước, vớt ra cho mềm đều, cậy bỏ sỏi đá dính vào khe kẽ, thái phiến phơi khô là được.
Tính vị quy kinh: Trư linh vị ngọt, tính bình vào hai kinh, thận, bàng quang.
Công dụng: Thông thủy thấm thấp, lợi thấp nhiệt.
Chủ trị:
- Chữa các chứng thủy thũng (phù do nước), thủy tả (đi tả thuần nước), thấp tả (đi tả do thấp) do tiểu tiện không thông lợi.
- Làm thông đi đái buốt, đái đục, chữa vàng da (hoang đảm).
Ứng dụng và phân biệt: Phục linh, Trư linh là thuốc lợi thủy thấm thấp, Phục linh đi vào phần khí, Trư linh đi vào phần huyết. Tỳ có thủy thấp nên dùng Phục linh, Vỵ có thủy thấp nên dùng Trư linh.
Kiêng kỵ: Tỳ vỵ hư nhược mà không có thấp nhiệt thì cấm dùng.
Liều lượng: Hai đồng cân đến bốn đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Trư linh thang (Bài thuốc trong Thương hàn luận) chữa bệnh thuốc kinh Dương minh, mạch phù sốt nóng, khát muốn uống nước, tiểu tiện không lợi.
Trư linh, Phục linh, Trạch tả, A giao, Hoạt thạch, cho sắc trước bốn vị, bỏ bã, vị A giao cho vào sau, tan chảy ra, uống ấm.
Tham khảo: Trư linh phần nhiều mọc ở dưới gốc cây phong, phục linh mọc ở dưới gốc cây thông.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam